Nên làm gì sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2020?

Ngày 27/8, các thí sinh trên cả nước sẽ biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2020. Sau khi biết điểm thi, thí sinh nên chú ý những việc sau.
Nên làm gì sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2020?

Phúc khảo điểm thi

Sau khi biết điểm thi, nếu thấy điểm bài thi của mình quá thấp so với dự tính, thí sinh có thể tiến hành phúc khảo từ ngày 27/8 đến hết ngày 5/9/2020. Thí sinh đăng ký dự thi ở đâu thì nộp đơn phúc khảo ở nơi đó. 

Chậm nhất ngày 20/9/2020, các Hội đồng thi phải hoàn thành tổ chức phúc khảo bài thi (nếu có). Như vậy, chậm nhất 15 ngày sau khi hết hạn phúc khảo, thí sinh sẽ biết kết quả.
 

Cân nhắc, tính toán điểm thi

Dựa vào kết quả thi đã công bố, thí sinh có thể nhìn thấy mình nằm ở vùng điểm nào để lựa chọn phương án xét tuyển ĐH. Nếu thí sinh có điểm cao thì có thể chờ đợi kết quả xét tuyển, nhưng thí sinh có điểm nằm trong số điểm có nhiều thí sinh đạt được thì phải cân nhắc, tính toán sao cho phù hợp. 

Cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng

Thí sinh thực hiện điều chỉnh bằng một trong hai phương thức: Trực tuyến hoặc Điều chỉnh bằng điều chỉnh nguyện vọng. 

  • Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo phương thức trực tuyến (Chỉ được điều chỉnh khi số nguyện vọng điều chỉnh không lớn hơn số nguyện vọng ban đầu): Dự kiến từ ngày 9/9 đến 17 giờ ngày 16/9
  • Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng phiếu đăng ký xét tuyển (Được phép thêm nguyện vọng so với số nguyện vọng ban đầu): Dự kiến từ ngày 9/9 đến 17 giờ ngày 18/9

Việc thay đổi nguyện vọng, các em chỉ nên thực hiện trên cơ sở phân tích kỹ điểm số chung, điểm của bản thân so với điểm chuẩn 3 năm trước đó. Nếu những phân tích này ổn thì không nhất thiết phải điều chỉnh nguyện vọng. Khi học ngành yêu thích thì bậc học nào không quan trọng... 

Hướng dẫn chi tiết, chính xác nhất điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến 2020

Tham gia các phương thức xét tuyển khác

Hiện tại, các trường ĐH đều ra rất nhiều phương thức tuyển sinh, không chỉ dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT 2020. Để tăng cơ hội vào ĐH, các thí sinh theo dõi những trường có thêm đợt xét tuyển học bạ, xét tuyển kết hợp... để nộp hồ sơ.

Đợi điểm chuẩn

Điểm chuẩn hay còn gọi là điểm trúng tuyển, là mức điểm vào từng ngành do trường quyết định. Mỗi ngành ở mỗi trường đều có một mức điểm chuẩn khác nhau. Thí sinh có điếm thi lớn hoặc bằng điểm chuẩn sẽ trúng tuyển vào ngành đó. Sau khi điều chỉnh nguyện vọng được khoảng 1 tuần, các trường sẽ lần lượt công bố điểm chuẩn năm 2020 cho đến trước ngày 27/9, các trường sẽ công bố xong. 

Làm hồ sơ trúng tuyển nguyện vọng 1

Sau khi biết điểm chuẩn, các thí sinh đủ điều kiện vào trường sẽ nhận được giấy báo trúng tuyển, nhập học trong đó có đầy đủ hướng dẫn xác nhận nhập học. Thí sinh xác nhận nhập học đợt 1 sẽ hoàn thiện trước 17 giờ ngày 3/10. 

Hồ sơ xác nhận nhập học theo quy định riêng của từng trường nhưng về cơ bản sẽ gồm sơ yếu lý lịch học sinh - sinh viên, tiền học phí, Giấy khai sinh, Học bạ, các giấy tờ pháp lý xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu bạn thuộc đối tượng ưu tiên đã được cộng điểm vào ĐH thì cần có giấy này)... Bạn có thể chuẩn bị trước sau khi biết điểm chuẩn để lúc nhập học không bị vội. 

Tham gia xét tuyển bổ sung

Nếu như không xác nhận nhập học trong thời gian quy định thì coi như từ chối nhập học và sẽ phải tham gia vào các đợt bổ sung. Tuy nhiên không phải trường nào cũng có xét tuyển bổ sung nên việc đợi đợt bổ sung để xét tuyển sẽ rất may rủi. Những bạn không đỗ các nguyện vọng đợt 1 có thể xét bổ sung.

Những bạn trước đó trong thời gian nộp hồ sơ hồi tháng 6 không tick vào mục 9 cũng có thể tham gia vào đợt bổ sung này. Đợt bổ sung sẽ theo quy định riêng của từng trước. Trong đó điểm chuẩn các ngành đợt bổ sung sẽ không được thấp hơn điểm đợt 1. 

Danh sách ngành

Đăng ký tư vấn

Gửi phản hồi