Ngành học lấy điểm đầu cao cực cao, cơ hội việc làm và mức lương ngày càng khủng

Lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đã có mặt tại Việt Nam khoảng 30 năm trở lại đây. Tính đến hiện tại, trong nền kinh tế hội nhập, đây được đánh giá là ngành nghề hot, có nhu cầu tuyển dụng cao.

Theo báo cáo Logistics 2021 của Bộ Công thương, từ nay tới 2025, Việt Nam cần khoảng 1 triệu nhân lực chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng chuyên sâu, được đào tạo bài bản để phục vụ nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Theo Forbes Vietnam, đến năm 2030, nhu cầu nhân lực của ngành Logistics Việt Nam lên đến 2,2 triệu lao động với hơn 30.000 doanh nghiệp Logistics đang hoạt động trên cả nước. Với con số trên có thể thấy rằng hiện nhu cầu tuyển dụng nhân sự Logistics đang ở mức rất cao. Từ đó cơ hội việc làm cho ngành này cũng rất lớn.

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm lưu trữ, vận chuyển nguyên vật liệu, quá trình xử lý hàng tồn kho, sản xuất… Để hiểu logistics là gì thì đầu tiên chúng ta chắc chắn rằng logistics chỉ là một phần trong chuỗi cung ứng và xuất nhập khẩu là một phần nhỏ của logistics.

Sự khác nhau giữa logistics và chuỗi cung ứng

Logistics

  • Sự vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa trong toàn bộ chuỗi cung ứng
  • Tăng trải nghiệm khách hàng với 7 tiêu chí đúng

Chuỗi cung ứng

  • Biến đổi nguyên liệu thành sản phẩm và phân phối đến người tiêu dùng
  • Tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

Logistics có nhiệm vụ đảm bảo dòng hàng hóa trong chuỗi cung ứng diễn ra 1 cách đúng, bao gồm 7 đúng sau đây:

  • Đúng sản phẩm – Right product
  • Đúng khách hàng – Right customer
  • Đúng số lượng – Right quantities
  • Đúng điều kiện – Right condition
  • Đúng nơi – Right place
  • Đúng thời gian – Right time
  • Đúng giá trị – Right cost

Vai trò của logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Cụ thể:

–  Tiết kiệm và giảm thiểu các chi phí phát sinh trong hoạt động lưu thông phân phối

–  Gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận, biến họ từ những người kinh doanh các dịch vụ vận tải đơn giản trở thành những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp

–  Trở thành chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa đến các thị trường quốc tế, logistics có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh cho doanh nghiệp

–  Giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế. Các phần mềm logistics hiện nay sẽ giúp hạn chế đến mức tối đa chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong vận chuyển và lưu thông hàng hóa.

Trong xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là lĩnh vực cực kỳ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu.

Mức lương và cơ hội việc làm của ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Nhân sự ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng được chào đón ở tất cả các nước trên thế giới. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại nước ngoài hay trong công ty đa quốc gia. 

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại vị trí:

  • Chuyên viên tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực logistics, vận tải, kho hàng, kinh doanh xuất nhập khẩu, tư vấn kinh doanh, sản xuất, phân phối, thương mại, bảo hiểm; đảm nhận các vị trí nghiên cứu chính sách tại các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư…
  • Chuyên viên về xuất nhập khẩu, phụ trách kinh doanh trong thương mại quốc tế, vận tải ngoại thương, quản lý kho hàng, quản trị kho hàng, quản lý vận tải… tại các doanh nghiệp.
  • Công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung…
  • Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khác hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán…

Mức lương khởi điểm của Cử nhân Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng. Mức lương gia tăng theo kinh nghiệm và năng lực của bản thân mỗi người.

Điểm đầu vào

Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều trường ĐH đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Trong nhiều năm liên tiếp điểm chuẩn của ngành này luôn nằm ở top đầu ở các trường đại học.

  • Năm 2022, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân lấy 28,2 điểm xét tuyển ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. 
  • ĐH Kinh tế TP HCM lấy 27,7 điểm
  • ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội lấy 26,25 điểm

....

Danh sách ngành

Đăng ký tư vấn

Gửi phản hồi