Học gì ở ngành Marketing? Làm thế nào để biết có phù hợp ngành này hay không?

Cơ hội việc làm với ngành Marketing luôn rộng mở, hiện diện ở mọi lĩnh vực như mỹ phẩm, du lịch... Đây cũng là ngành học đang khiến nhiều thí sinh băn khoăn lựa chọn.

Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra. Hiểu một cách đơn giản hơn thì Marketing – truyền thông có nghĩa là truyền đạt thông tin (bao gồm những không loại trừ văn bản, màu sắc, âm thanh, dữ liệu điện tử …) tới một đối tượng nhất định nhằm thu hút sự chú ý của đối tượng đó và hướng đối tượng đó có suy nghĩ hoặc thực hiện hành vi mà người truyền đạt mong muốn.

Theo báo cáo nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam do Navigos Group - tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự thực hiện trong quý 2/2022, trong 6 tháng đầu năm 2022, trang tìm kiếm việc làm VietnamWorks của đơn vị này đã có hơn 65.000 ngàn việc làm đăng tuyển trên trang này, tăng 20% so với 6 tháng đầu năm 2021. Top 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất có bao gồm lĩnh vực Marketing.

Nhu cầu tuyển dụng nhân viên Marketing ngày càng tăng lên bởi các doanh nghiệp đang ra sức tìm kiếm những chuyên gia Marketing giỏi, sáng tạo về để thực hiện chiến dịch tốt, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời đại khi phần lớn quyết định mua hàng được đưa ra thông qua quảng cáo và những thông điệp được truyền thông tới khách hàng.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có đủ năng lực đảm nhận các vị trí trong ngành Marketing, từ chuyên viên cho đến quản lý tại các bộ phận, có khả năng cạnh tranh ở các vị trí sau:

  • Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng
  • Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu
  • Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị Marketing, Marketing

Học ngành Marketing, ra trường bạn có thể làm việc tại:

  • Doanh nghiệp hoạt động với các loại hình khác nhau như liên doanh, liên kết, TNHH; công ty, tập đoàn đa quốc gia
  • Các công ty quảng cáo (Advertising agency)
  • Công ty truyền thông (Media agency)
  • Công ty nghiên cứu thị trường (Market research agency)
  • Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo ngành Marketing

Ngành Marketing học những gì?

Thí sinh có thể tham khảo các trường như ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế TP. HCM, ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Kinh tế Luật TP. HCM... khi lựa chọn ngành Marketing. Mỗi cơ sở đào tạo sẽ có những chương trình đạo tạo khác nhau phụ thuộc vào mục tiêu chất lượng đầu ra của mỗi cơ sở, tuy nhiên, cơ sở nào cũng sẽ đào tạo những kiến thức như:

  • Kiến thức tổng hợp về marketing - truyền thông.
  • Cách xây dựng và triển khai chiến dịch quảng cáo, kế hoạch marketing - truyền thông, quản trị khủng hoảng, quản trị truyền thông…
  • Các công cụ marketing online như: website, SEO website, mạng xã hội, social media marketing…
  • Các kỹ năng, công cụ chỉnh sửa hình ảnh, thiết kế website.
  • Nâng cao các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, quan hệ báo chí, quan hệ khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm, xử lý tình huống, hoạch định chiến lược, tổ chức sự kiện, lập kế hoạch…
  • Sinh viên sẽ học tập với phương pháp tích hợp: lý thuyết và thực hành qua các dự án thực tế.

Những tố chất cần có để theo học ngành Marketing

Để học tập và làm việc trong ngành Marketing, bạn cần có những tố chất sau:

  • Năng động, tự tin, linh hoạt, có khả năng quan sát;
  • Có đam mê kinh doanh;
  • Có kỹ năng giao tiếp, khéo léo, biết lắng nghe và nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý, mong muốn của người khác;
  • Có kỹ năng trình bày và thuyết phục người khác;
  • Sáng tạo, ham học hỏi và tìm tòi thông tin, kiến thức về các lĩnh vực của đời sống, cả về kinh tế và văn hóa - xã hội…;
  • Kiên trì, có kỹ năng làm việc nhóm.

Danh sách ngành

Đăng ký tư vấn

Gửi phản hồi