5 phương pháp ghi chép giúp học sinh, sinh viên học đến đâu nhớ đến đấy
1. Phương pháp Cornell
Các bạn thực hiện:
Bước 1: Dùng thước kẻ một đường ngang cách mép cuối trang giấy 5cm. Tiếp tục kẻ một đường thẳng chia trang giấy của mình thành hai cột sao cho chạm đường kẻ ngang vừa kẻ. Trong đó, cột phải to hơn, chiếm khoảng 3/4 trang giấy, ghi các ý chính, nội dung diễn giải liên quan đến ý bên trái. Trả lời cho câu hỏi Như thế nào? Làm sao?
- Cột bên trái để ghi các tiêu đề, từ khóa, hoặc khái niệm… Đặt ra câu hỏi Ai? Cái gì? Khi nào?
- Phần cuối trang sẽ là tóm tắt, kết luận toàn bộ nội dung vừa ghi chép
Bước 2: Ghi chú lại những gì bạn chưa hiểu và chỉnh sửa lại. Sau đó hãy cùng đưa ra những thảo luận, thắc mắc của mình đến cho giáo viên hoặc bạn bè để trao đổi
Mặc dù phương pháp ghi chép Cornel dễ làm, khoa học và khả thi hơn trong việc ghi chép. Nhưng để đảm bảo bản ghi chép của bạn rõ ràng và trật tự thì cần đảm bảo quy tắc 6R sau:
- R1 – Record: Cố gắng ghi nghe rõ và ghi chép từ khóa, ý chính đầy đủ vào sổ. Tốc độ là rất quan trọng;
- R2 – Reduce: Đặt câu hỏi ở cột trái, sau đó đánh dấu các đề mục;
- R3 – Retice: Tường thuật lại được bản ghi chép;
- R4 – Reflect: Thông qua bản ghi chép có thể đưa ra được câu hỏi cho người trình bày hoặc nêu được ý kiến của mình;
- R5 – Review: Rà xoát lại những gì mình ghi chép. Sau đó highlight lên cho bạn nhìn dễ dàng hơn;
- R6 – Recapitulate: Tóm lược được ý chính sau khi ghi chép.
2. Phương pháp Đại học Tokyo
3. Phương pháp sơ đồ tư duy (min maps)
Chủ đề chính sẽ được đặt ở trung tâm, theo đó là các phân nhánh chứa những thông tin nhỏ hơn, cứ như vậy một mạng lưới các thông tin liên kết với nhau sẽ được hình thành. Qua đó, sơ đồ tư duy sẽ cho ta cái nhìn khái quát nhất về thông tin.
Các bước vẽ sơ đồ tư duy
- Bước 1: Tạo một ý tưởng trung tâm
Ý tưởng trung tâm hay chủ đề chính là điểm bắt đầu khi vẽ sơ đồ tư duy và tượng trưng cho ý chính mà bạn muốn làm rõ. Ý tưởng chính này bạn sẽ đặt ở vị trí chính giữa trang, có thể thêm hình ảnh đại diện để Mindmap được thu hút và kích thích thị giác người xem hơn.
- Bước 2: Thêm các nhánh chính, nhánh con
Bước tiếp theo khi vẽ sơ đồ tư duy là tạo các nhánh. Các nhánh chính sẽ xuất phát từ hình ảnh trung tâm là chủ đề chính. Mỗi nhánh chính sẽ khai thác về một mặt quan trọng của chủ đề chính, từ đó tiếp tục rẽ ra thành các nhánh con nhỏ hơn để khai thác sâu hơn về các mặt của chủ đề.
Ưu điểm của sơ đồ tư duy là bạn có thể liên tục thêm các nhánh mới mà không bị giới hạn bởi một vài lựa chọn. Khi bạn cố gắng thêm nhiều nhánh hơn, bộ não của bạn cũng sẽ được kích thích đưa ra nhiều ý tưởng mới hơn.
- Bước 3: Thêm từ khóa vào sơ đồ
Từ khóa chính là ý tưởng cho các nhánh của sơ đồ tư duy. Khi bạn thêm một nhánh, bạn cũng cần thêm một từ khóa cho nhánh đó. Việc sử dụng các từ khóa sẽ giúp kích thích não bộ và cho phép bạn ghi nhớ một số lượng lớn thông tin dễ dàng hơn. Lưu ý nếu bạn dùng một từ khóa cho một số lượng liên kết lớn sẽ tốt hơn là sử dụng nhiều từ hay nhiều cụm từ.
- Bước 4: Phân màu cho các nhánh
Màu sắc là một yếu tố quan trọng khi thiết kế một sơ đồ tư duy. Màu sắc giúp kích thích não bộ của bạn tạo ra các phím tắt tinh thần. Điều này cho phép bạn phân loại, highlight và phân tích các thông tin và đồng thời xác định thêm nhiều kết nối mà trước đây chưa từng được phát hiện. Vì thế, hãy phân chia màu sắc hợp lý và hài hòa cho từng nhánh của Mindmap. Việc dùng nhiều màu sắc sẽ làm cho hình ảnh trở nên hấp dẫn và bắt mắt hơn so với chỉ dùng hình ảnh đơn sắc.
- Bước 5: Trang trí sơ đồ tư duy bằng hình ảnh
Hình ảnh có sức mạnh truyền đặt nhiều thông tin hơn một từ, một câu hay thậm chí cả một đoạn văn. Chúng thường được não bộ xử lý ngay lập tức và đóng vai trò kích thích thị giác để gợi nhớ lại thông tin. Hơn nữa, hình ảnh còn là ngôn ngữ toàn cầu mà tất cả mọi người dù đến từ đất nước nào cũng có thể hiểu được hình ảnh. Do đó, hãy trang trí Mindmap của bạn bằng những hình ảnh sinh động để minh họa cho các ý ở từng nhánh để tạo ra một sơ đồ tư duy đẹp sáng tạo.
4. Phương pháp đóng hộp
Phương pháp này hiệu quả khi bạn có một môn học hoặc một bài học nào đó buộc phải chia vở thành 2 phần khác nhau.
5. Phương pháp McKinsey
Bắt đầu từ việc xác định vấn đề rồi phân tích nó, sau đó bằng chính bàn tay của mình viết và vẽ lên quyển sổ những giải pháp kèm theo những hành động cụ thể.
Nguồn tin: tuyển sinh số
Những tin mới hơn:
- 7 lý do vì sao sinh viên năm nhất nên học Tiếng Anh
- 5 bí quyết đạt điểm cao môn Triết học
- 13 kỹ năng sinh viên cần phải trau dồi ngay từ năm nhất
- Chọn sai ngành phải làm sao?
- 10 thói quen thực hiện mỗi ngày giúp nâng trình Tiếng Anh
- Nên thi IELTS trên máy tính hay trên giấy? Tiêu chí đánh giá khác nhau hay không?
- Đi nghĩa vụ quân sự được những quyền lợi gì? Cần biết kẻo thiệt
- Phương pháp học Tiếng Anh qua phim ảnh và bài hát
- 5 lưu ý cho sinh viên khi chọn việc làm thêm vừa có thu nhập vừa tốt cho chuyên ngành
- Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần một kỳ thi gọn nhẹ
Những tin cũ hơn:
- Sự khác biệt thú vị giữa cấp 3 và Đại học
- Xếp loại bằng Đại học được tính như thế nào?
- Thông tin mới nhất liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 và định hướng cho năm 2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến có 4 môn bắt buộc
- Sớm công bố phương án tuyển sinh năm 2025
- Sau lọc ảo, gần 93% thí sinh trúng tuyển đại học đợt 1
- Gần 70% thí sinh trúng tuyển đại học sớm là ảo
- Các bước xác nhận nhập học trực tuyến Đại học 2023
- Điểm chuẩn trúng tuyển đại học theo phương thức xét điểm thi TN THPT năm 2023
- Những lưu ý sau khi thí sinh biết điểm chuẩn