Công nghệ kỹ thuật cơ khí

1. Giới thiệu về ngành
Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí là 01 trong 12 ngành mà trường Đại học Công Công nghiệp Quảng Ninh đang triển khai đào tạo. Sau đây là những mô tả chính về ngành học này:
Cơ khí là ngành có lịch sử lâu đời, chiếm phần lớn trong cơ cấu hoạt động kinh tế xã hội. Ngành cơ khí tham gia vào một dải khá rộng các công việc sản xuất bao gồm từ khâu khai khoáng, hình thành vật liệu, gia công các thiết bị, chế tạo máy móc, và điều hành hệ thống sản xuất công nghiệp.
Do đó, ngành kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc, thiết bị, vật dụng hữu ích phục vụ cho đời sống và sản xuất như: ô tô, máy bay, robot, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, thiết bị sản xuất, đồ dùng gia đình, vũ khí,... Với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, khi yêu cầu tăng năng suất lao động ngày càng nâng cao, đòi hỏi máy móc, thiết bị phải gọn nhẹ, linh động và thông minh thì vai trò của nhóm ngành cơ khí theo đó càng trở nên quan trọng hơn.
2. Cơ hội học tập và nghiên cứu
          Học ngành Kỹ thuật Cơ khí, bạn được trang bị kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí; khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Biết đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật; thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy.
         Ngoài khối kiến thức đại cương, sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí sẽ được học các môn chuyên ngành tiêu biểu như: Hình họa – vẽ kỹ thuật, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, nguyên lý – chi tiết máy, cơ học lưu chất, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, công nghệ kim loại, cơ sở vẽ và thiết kế trên máy tính, điều khiển tự động, máy điều khiển chương trình số…
         Ngoài ra, sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian và được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành tại hệ thống trung tâm thực hành với các thiết bị cơ khí tiên tiến; thường xuyên tham gia các hội thảo chuyên đề với sự đồng hành của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước; sinh hoạt tại các CLB và thường xuyên tham dự các cuộc thi chế tạo máy, robot trong và ngoài trường. Đây là những điểm mấu chốt không thể thiếu giúp sinh viên phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người Kỹ sư Cơ khí cần phải có.
         - Trang bị kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí; khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Sinh viên tốt nghiệp biết đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật; thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy,…
         - Bên cạnh đó, sinh viên còn được rèn luyện về tác phong công nghiệp, tinh thần kỷ luật lao động cao, và năng lực tự học, tự bồi dưỡng kỹ năng thực hành để đáp ứng tốt các nhiệm vụ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí.
3. Cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên
Phòng thí nghiệm máy thiết bị bao gồm:
- Máy tiện CNC Starchip 400.
- Máy phay đứng vạn năng XL 6336.
- Máy cắt phôi.
- Máy kéo nén kiểm tra sức bền vật liệu...

Đội ngũ giảng viên với kinh nghiệm đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí, là địa chỉ đáng tin cậy cho những sinh viên yêu thích ngành học nhiều thú vị và dễ tìm kiếm việc làm này. Đội ngũ cán bộ giảng dạy được đào tạo bài bản từ các trường đại học uy tín trong nước và trên thế giới, như: Trường Đại học Bách Khoa Hà nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, hay các trường đại học của các nước tiên tiến: Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ba Lan, Bồ Đào Nha.
4. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Theo số liệu dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động công bố thường niên thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô xe máy hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động. Trong đó, Cơ khí được coi là trái tim của quá trình công nghiệp hóa và đang có tốc dộ phát triển nhanh chóng. Trong tương lai, nhu cầu nhân lực ngành này sẽ còn tiếp tục tăng nhanh tạo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người học. Kỹ sư Cơ khí có thể đảm nhận việc thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí; chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí; lập trình gia công máy CNC; hay cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không,…
Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư Cơ khí, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí uy tín đặc biệt chú trọng. Chẳng hạn, Trường ĐHCN Quảng Ninh đã chuẩn bị chu đáo cho tương lai của sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí thông qua việc thành lập CLB Cơ khí trẻ, CLB Robot; phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức các hội thảo chuyên đề, kỳ thực tập Doanh nghiệp và ký kết thỏa thuận hợp tác tuyển dụng, thực tập với với đa dạng các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước
Đó là sự chuẩn bị chu đáo để các kỹ sư cơ khí tương lai bắt tay ngay vào công tác chuyên môn và đảm trách tốt mọi công tác quản lý – điều hành, lắp đặt – lập trình, ứng dụng - làm chủ công nghệ Cơ khí theo đà phát triển khoa học kỹ thuật thời đại mới, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc như:
- Kỹ sư vận hành, bảo trì, thiết kế, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không,…
- Chuyên viên tư vấn, cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật hoặc nghiên cứu viên tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các trường, viện nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến cơ khí
- Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD
- Lập trình gia công máy CNC
- Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình
- Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố
- Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, và giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó
- Tham gia gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu...
 

Đăng ký tư vấn

Gửi phản hồi