Ngành Quản trị kinh doanh

1. Giới thiệu về ngành
      Trong xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế của Việt Nam ngày nay, cần thiết có một đội ngũ nhân sự với trình độ chuyên môn cao và có tính chuyên nghiệp sâu rộng. Để đáp ứng được đòi hỏi này, nguồn lực chất lượng cao cần phải có những kiến thức về Quản trị kinh doanh bởi Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
      Quản trị kinh doanh có thể chia ra thành nhiều ngành chuyên sâu như Quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị nhân sự, quản trị Marketing, Quản trị du lịch, Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị thương mại điện tử,...
2. Cơ hội học tập và nghiên cứu
- Sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức nền tảng của ngành để hiểu được các lĩnh vực kinh tế, thị trường, môi trường kinh doanh, văn hóa kinh doanh, luật kinh tế... Sau đó là các kiến thức chuyên sâu nhằm rèn luyện các kỹ năng quản trị tài sản, quản trị nguồn vốn, quản trị bán hàng, quản trị sản xuất, quản trị các hoạt động dịch vụ, quản trị nhân sự... Ngoài ra sinh viên còn được lựa chọn một số kiến thức bổ trợ theo định hướng vào công việc triển vọng.
 
- Để củng cố  hơn kiến thức ngành và chuyên ngành, người học không ngừng được lĩnh hội và thực hành kỹ năng làm việc nhóm, trao đổi, tiếp thu, điều hành nhóm; kỹ năng hình thành ý tưởng, truyền đạt ý tưởng và phát triển ý tưởng.
- Sinh viên được trang bị kiến thức trên ghế nhà trường, được trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh. Sinh viên được tham gia các vị trí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như được chia sẻ và lắng nghe những kinh nghiệm của các nhà quản lý như trưởng phó phòng kinh doanh, đại diện kinh doanh,... của doanh nghiệp.
- Sau khi học xong chương trình người học còn có khả năng tự học suốt đời thông qua khả năng tự học tập, tự nghiên cứu, tự nâng cao trình độ nghề nghiệp bản thân. Có khả năng phán đoán vấn đề theo diễn biến của thị trường một cách linh hoạt.
 
3. Cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên
- Cơ sở vật chất: Bộ môn được Nhà trường trang bị đầy đủ có sở vật chất phục vụ đào tạo như phòng học khang trang cùng phương tiện máy tính, máy chiếu hỗ trợ công tác giảng dạy. Có phòng thực hành với máy tính, kết nối mạng Internet... Liên kết với nhiều doanh nghiệp vừa hỗ trợ sinh viên thực tập vừa là địa chỉ đáng tin cậy tạo cơ hội việc làm cho sinh viên khi ra trường.
- Đội ngũ giảng viên: Bộ môn hiện có 10 giảng viên cơ hữu phục vụ công tác giảng dạy ngành Quản trị kinh doanh. Các giảng viên rất nhiệt huyết với nghề, không ngừng nâng cao trình độ và làm mới kiến thức, nhiều kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm thực tế.

4. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp các cử nhân Quản trị kinh doanh có thể đảm nhận các vị trí:
- Kỹ thuật viên, cán bộ chỉ huy sản xuất tại các công trường, phân xưởng;
- Nhân viên tại các phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp như phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng tài chính, phòng kế toán, phòng tổ chức lao động, phòng tổ chức tiền lương, phòng vật tư, phòng marketing,...;
- Chuyên viên tại các phòng trực thuộc các sở ban ngành;
- Thăng tiến trở thành các Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn,...;
- Tự thành lập và tổ chức điều hành công ty riêng;
- Tham gia Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có các chuyên ngành liên quan.

 

Danh sách ngành

Đăng ký tư vấn

Gửi phản hồi