Kế toán

   Kế toán là một ngành rất phổ biến và có tính ổn định cao, có vai trò quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào. Khi tìm hiểu về ngành kế toán, câu hỏi “Ngành kế toán là gì? Học ra trường làm gì?”  bao giờ cũng là câu hỏi đầu tiên cần giải đáp.

Ngành kế toán là gì?

   Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về ngành Kế toán như sau: "Kế" có nghĩa là liệt kê, ghi chép những của cải, tài sản, hoạt động của đơn vị, tổ chức; "toán" là tính toán, tính ra kết quả lao động mà con người đạt được. Vậy Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,… Nói chuyên sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.
 

ngành kế toán là gì? ra trường là gì?


Ngành Kế toán nhận được nhiều sự quan tâm của thí sinh và phụ huynh

 


   Chọn học ngành kế toán, các bạn sẽ được đào tạo từ những kiến thức cơ sở ngành như nguyên lý kế toán, kế toán quản trị, kế toán chi phí, kiểm toán,… đến các kiến thức chuyên sâu của ngành như Kế toán ngân hàng, Kế toán tài chính, Thuế, Kế toán công công ty chứng khoán, phân tích báo cáo tài chính, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối,...
Đối tượng chính của kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt đó là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán thường được chia thành hai lĩnh vực: kế toán công và kế toán doanh nghiệp.  

Học ngành Kế toán ra trường làm gì?
  Ngày nay, khi nói đến nhóm ngành kinh tế, chúng ta thường nghe nói rằng cơ hội việc làm không còn cao, nhu cầu nhân lực ít,.… nhưng nhận định như vậy là chưa đúng và chưa chính xác. Kế toán – một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ các tổ chức, doanh nghiệp nào từ tư nhân đến nhà nước. Do đó, thị trường việc làm và nhu cầu nhân lực của ngành này rất rộng lớn.

   Tùy theo chuyên ngành và bậc học cũng như thế mạnh của bản thân, sau khi tốt nghiệp các bạn có thể làm được các công việc sau: Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính,… tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong cơ quan quản lý tài chính nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, ngân hàng; Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ, nhân viên quản lý dự án tại các công ty chứng khoán, ngân hàng; Kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, quản lý tài chính, Giám đốc tài chính – CFO ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế; Nghiên cứu, giảng viên, thanh tra kinh tế,…

Các vị trí làm việc phù hợp nhất và tốt nhất:

- Kế toán viên tại các bộ phận kế toán trong doanh nghiệp như: Kế toán tổng hợp, kế toán quản trị, kế toán các phần hành trong phòng kế toán của tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Kế toán tại các đơn vị sự nghiệp và các cơ quan Hành chính Nhà nước

- Trợ lý kiểm toán cho các Công ty kiểm toán

- Phụ trách bộ phận kiểm toán nội bộ của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại

- Kiểm soát viên, thanh tra viên trong các cơ quan.

* Các vị trí khác:

- Giảng viên giảng dạy các môn học về kế toán, phân tích, kiểm toán cho các trường đại học, cao đẳng, trung học khối kinh tế.

- Nhân viên tại các bộ phận tài chính trong các đơn vị: bộ phận lập kế hoạch tài chính, thẩm định dự toán,...

- Nhân viên tại bộ phận thống kê nghiệp vụ kinh tế doanh nghiệp

- Nhân viên tại bộ phận hành chính tổng hợp

- Trưởng, phó phòng một số phòng nghiệp vụ kinh tế như: phòng tài chính - kế toán, phòng kiểm toán nội bộ, phòng hành chính tổng hợp, phòng thống kê  

Đăng ký tư vấn

Gửi phản hồi