Giải pháp hỗ trợ học sinh 2k7 cân bằng giữa đam mê và khả năng thực tế trong chọn ngành nghề

Việc chọn ngành, chọn nghề của học sinh phổ thông từ lâu đã nhận được sự quan tâm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường lao động biến động, cơ hội việc làm không đồng đều giữa các ngành nghề, học sinh ngày nay, đặc biệt là thế hệ 2k7, đang đối mặt với áp lực không nhỏ. Các em không chỉ phải cân nhắc điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mà còn bị chi phối bởi yếu tố kinh tế gia đình, kỳ vọng xã hội và xu hướng thị trường lao động.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sự giằng xé giữa khả năng thực tế và đam mê:
   Qua khảo sát và quan sát thực tế, có thể thấy nhiều học sinh 2k7 chia sẻ rằng các em có đam mê rõ rệt với một số lĩnh vực như nghệ thuật, thể thao, thiết kế, truyền thông số… Tuy nhiên, khi nhìn nhận vào khả năng học tập thực tế hoặc điều kiện tài chính gia đình, các em lại cân nhắc chuyển hướng sang những ngành học “an toàn” hơn như kinh tế, công nghệ, kỹ thuật hoặc giáo dục.

   Một bộ phận học sinh cho rằng “đam mê không nuôi sống được bản thân” nên chấp nhận lựa chọn ngành học phù hợp với khả năng thi cử và nhu cầu xã hội. Số khác lại mạnh dạn theo đuổi đam mê, chấp nhận rủi ro về đầu ra nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

   Bên cạnh đó, áp lực từ phụ huynh và người thân đóng vai trò không nhỏ trong quyết định của các em. Nhiều gia đình mong muốn con theo học các ngành nghề ổn định, truyền thống, có khả năng xin việc cao, hơn là những ngành còn mới hoặc đặc thù. Điều này khiến học sinh phải đấu tranh nội tâm giữa mong muốn cá nhân và trách nhiệm với gia đình.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề:
Ngoài yếu tố năng lực và sở thích, quá trình lựa chọn nghề của học sinh còn chịu tác động bởi:

  • Thông tin về ngành nghề chưa đầy đủ hoặc thiếu cập nhật;

  • Ảnh hưởng từ bạn bè, mạng xã hội;

  • Các chương trình hướng nghiệp của nhà trường còn thiên về lý thuyết, chưa sát thực tế;

  • Tâm lý sợ thất nghiệp sau tốt nghiệp.

 Một số định hướng hỗ trợ học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp:
Để giúp học sinh giải tỏa áp lực và đưa ra lựa chọn đúng đắn, cần có sự phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học:

  • Tăng cường hoạt động tư vấn hướng nghiệp thực tế, mời chuyên gia, cựu sinh viên chia sẻ kinh nghiệm;

  • Cung cấp dữ liệu thị trường lao động theo từng ngành nghề cụ thể;

  • Khuyến khích học sinh tự khám phá bản thân thông qua trải nghiệm thực tế, khóa học kỹ năng mềm, tham gia hoạt động ngoại khóa.

   Là một trong những cơ sở đào tạo đa ngành tại khu vực Đông Bắc, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh THPT trong lựa chọn ngành nghề. Thông qua các chương trình tư vấn hướng nghiệp tại trường học, ngày hội tuyển sinh, tour tham quan trải nghiệm, trường đã giúp học sinh hiểu rõ hơn về các ngành nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, quản lý và kinh tế. Nhà trường cũng chủ động cập nhật xu hướng nghề nghiệp mới như chuyển đổi số, năng lượng tái tạo, logistics… để giúp học sinh 2k7 có thêm lựa chọn phù hợp giữa khả năng thực tế và đam mê.

   Quá trình lựa chọn nghề nghiệp là hành trình tự khám phá và trưởng thành. Với sự đồng hành của gia đình, nhà trường và xã hội, các em học sinh 2k7 sẽ từng bước tìm ra con đường phù hợp nhất, vừa phát huy được thế mạnh bản thân vừa đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Danh sách ngành

Đăng ký tư vấn

Gửi phản hồi