Kinh nghiệm tránh bẫy lừa đảo dành cho tân sinh viên
1. Nhiều kẻ lừa sẽ lấy thông tin, hình ảnh phòng trọ cho thuê trên mạng để lừa người khác nhằm chiếm đoạt tiền đặt cọc. Kinh nghiệm là phải đến xem phòng trước khi trả tiền
2. Có nhiều thủ đoạn, mánh khóe được vạch ra. Nếu tân sinh viên nhẹ dạ cả tin là trở thành nạn nhân. Chẳng hạn khi "thỏa thuận miệng", sẽ thông báo giá thuê, chi phí điện, nước… giá cả hợp lý. Nhưng trong hợp đồng sẽ làm "đội giá" cao hơn. Vì vậy, cần phải đọc kỹ hợp đồng thuê phòng trước khi đặt bút ký, chuyển tiền. Cũng có trường hợp, kẻ lừa giả danh chủ phòng trọ để lừa đảo. Kẻ lừa chọn những khu trọ vắng chủ để dẫn khách đến xem phòng, chèo kéo đòi tiền đặt cọc, yêu cầu trả trước tiền thuê… rồi sau đó "mất dạng". Thế nên, cần dò hỏi những người đang trọ ở dãy phòng định thuê, liệu người đang giao dịch có phải là chính chủ hay không
3. Tân sinh viên có thể liên hệ với Phòng Công tác sinh viên của trường để được hỗ trợ về vấn đề thuê trọ để tránh bị sập bẫy lừa
4. Không loại trừ khả năng kẻ lừa sẽ dụ dỗ, nhờ tân sinh viên mua hàng trả góp. Kẻ lừa sẽ "nói lời ngon ngọt", trả tiền công. Nếu tin tưởng, tân sinh viên sẽ "mang nợ" cho người khác. Vì thế, không được nghe lời người lạ, không đứng tên mua hàng trả góp cho bất kỳ ai", ông Sơn nói và khuyên thêm: "Tân sinh viên cũng lưu ý không cho mượn thẻ ATM, CCCD… vì có thể bị kẻ lừa lợi dụng, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
5. Một bẫy lừa khác chực chờ tân sinh viên đó là những tổ chức tín dụng thường quảng cáo cho vay với lãi suất cực thấp, thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh. Tuy nhiên đó là cái bẫy tín dụng đen. Thực tế từng có nhiều sinh viên nói chung, tân sinh viên nói riêng vướng vào việc vay như vậy, phải trả lãi suất rất cao, ảnh hưởng đến việc học, tài chính của gia đình.
6. Sinh viên đề cao cảnh giác khi tìm kiếm các thông tin liên quan tới trường đại học trên các trang mạng xã hội. Khi giao tiếp, người dân cần xác minh kỹ thông tin đối tượng, hạn chế chia sẻ thông tin và dữ liệu cá nhân. Bên cạnh đó, tuyệt đối không chuyển tiền cho người lạ trong bất kỳ trường hợp nào. Khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin, thí sinh nên truy cập vào cổng thông tin của trường đại học, cổng thông tin điện tử cho sinh viên hoặc liên hệ trực tiếp với các cán bộ làm việc tại trường thông qua số điện thoại chính thống
7. Nhiều sinh viên muốn tìm việc làm thêm để trang trải chi phí, nhưng cần cảnh giác với những công việc đòi hỏi đóng phí trước hoặc yêu cầu thông tin cá nhân quá nhiều…
8. Tân sinh viên cần trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức cơ bản. Đó là kiểm tra thông tin cẩn thận. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, hãy kiểm tra kỹ thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Đừng vội vàng tin vào những gì người khác nói mà chưa xác thực được. Bên cạnh đó, không vội vàng trong các giao dịch. Đặc biệt là trong các giao dịch tiền bạc hoặc các quyết định quan trọng như: thuê nhà, mua sắm, tìm việc... Đồng thời luôn cảnh giác với những yêu cầu chuyển tiền trước mà không có đảm bảo rõ ràng
Những tin mới hơn:
Những tin cũ hơn:
- Các chứng chỉ ngoại ngữ được sử dụng để miễn bài thi ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT
- Bộ Giáo dục công bố quy chế thi tốt nghiệp 2025 vào tháng 11
- Lọc ảo nguyện vọng xét tuyển bao nhiêu lần để quyết định kết quả trúng tuyển đại học năm nay?
- Quy trình lọc ảo cho ra điểm chuẩn 2024 diễn ra như thế nào?
- Trong khi chờ điểm chuẩn nên làm gì?
- Những lưu ý khi nộp lệ phí xét tuyển đại học trực tuyến
- Thời gian, khu vực và các bước thanh toán lệ phí nguyện vọng xét tuyển ĐH 2024
- Điểm sàn ĐKXT năm 2024 của các trường Công an
- Thận trọng để không bị 'mắc bẫy' điểm sàn xét tuyển
- Kinh nghiệm đăng ký nguyện vọng 2024 để trúng tuyển ngành yêu thích