Lưu ý thí sinh thi đánh giá năng lực năm 2025
Thứ tư - 18/12/2024 22:34
Thời điểm này, các kỳ thi riêng tuyển sinh đại học năm 2025 tại một số cơ sở đào tạo bắt đầu khởi động. Thí sinh cần hiểu rõ những quy định, điểm mới trong mùa tuyển sinh năm nay để tránh ảnh hưởng đến cơ hội trúng tuyển.
Nhiều thay đổi đáng chú ý
Đề thi đánh giá phục vụ tuyển sinh các trường Công an nhân dân năm 2025 sẽ có sự điều chỉnh. Theo Bộ Công an, bài thi đánh giá năm 2025 sẽ gồm ba phần: tự luận bắt buộc, trắc nghiệm bắt buộc và trắc nghiệm tự chọn.
Cấu trúc đề thi khác các năm trước. Khoảng 70% kiến thức bài thi sẽ nằm ở lớp 12, phần còn lại thuộc chương trình lớp 10, 11. Điều chỉnh này nhằm phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Từ năm 2025, Bộ Quốc phòng dự kiến tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển vào các trường quân đội. Theo đó, thí sinh sẽ làm bài thi trên máy tính với các bài thi gồm: kiến thức các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, bài tổng hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Thí sinh muốn dự kỳ thi này vẫn phải qua vòng sơ tuyển.
Đại học Bách khoa Hà Nội đã mở hệ thống đăng ký thi Đánh giá tư duy (TSA) đợt 1 năm 2025 vào đầu tháng 12, lịch thi từ ngày 18-19/1/2025. Đây là đơn vị có thông báo sớm, khởi động cho mùa tuyển sinh năm 2025 với các kỳ thi riêng.
Trong năm 2025, kỳ thi TSA của Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi vào các ngày cuối tuần, mỗi đợt sẽ có từ 3 - 4 kíp thi tại 30 điểm thi, đáp ứng khoảng 75.000 lượt thi.
Ngoài các điểm thi trước đây, Đại học Bách khoa Hà Nội mở thêm điểm thi mới tại tỉnh Lào Cai để hỗ trợ học sinh ở các tỉnh vùng Tây Bắc.
Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, cấu trúc đề thi giữ ổn định như năm qua, với 3 phần: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút). Đây là 3 phần thi độc lập, câu hỏi tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh, không kiểm tra trực diện kiến thức của môn học nào.
Hình thức thi TSA là trắc nghiệm trên máy tính. Tổng điểm là 100. Kết quả thi sẽ có giá trị trong 2 năm để thí sinh đăng ký xét tuyển đại học (tùy trường).
Trước đó, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM đã thông tin về những thay đổi trong cấu trúc, dạng câu hỏi của kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025.
Năm 2025, Kỳ thi đánh giá năng lực (HAS) của Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ được tổ chức 6 đợt trong các tháng 3, 4, 5/2025. Dự kiến sẽ có quy mô khoảng 85.000 lượt thí sinh tham dự.
Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Tiến Thảo cho biết: “Dạng thức và câu hỏi, đề thi được điều chỉnh phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thay đổi về chất lượng câu hỏi thi đánh giá năng lực học sinh”.
Hạn chế tham gia nhiều kỳ thi
Theo phương án tuyển sinh năm 2025 của một số trường đại học đã công bố, nhiều trường dự kiến tăng chỉ tiêu phương thức xét tuyển bằng kết quả các kỳ thi riêng, giảm chỉ tiêu xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Bên cạnh tăng cường ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, không ít thí sinh phải dành nhiều thời gian để luyện thi đánh giá năng lực. Trong đó, có thí sinh dự kiến tham gia nhiều đợt thi, kỳ thi riêng để được tăng cơ hội trúng tuyển đại học. Điều này vừa tăng áp lực cho thí sinh, vừa thêm tốn kém về tài chính cho các gia đình có con muốn tham gia kỳ thi đánh giá năng lực.
Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) Nguyễn Thu Thủy, thí sinh đăng ký tham gia các kỳ thi độc lập giúp tăng cơ hội xét tuyển đại học, tuy nhiên mỗi kỳ thi có định hướng vào các lĩnh vực khác nhau. Căn cứ năng lực, sở thích và nguyện vọng ngành học sau này, thí sinh lựa chọn kỳ thi phù hợp, hạn chế tham gia nhiều kỳ thi.
Trước thực trạng nhiều thí sinh luyện thi đánh giá năng lực tại các lò luyện thi, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí, tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội khuyên thí sinh cần học tập nghiêm túc, chăm chỉ trong từng bài học, từng giờ kiểm tra và làm quen với đề thi tham khảo của kỳ thi đánh giá năng lực. Trung tâm luyện thi đáng tin cậy nhất chính là trường THPT, nếu các em học tốt toàn bộ chương trình THPT thì sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc luyện thi lan man tại các trung tâm.
Đề thi đánh giá phục vụ tuyển sinh các trường Công an nhân dân năm 2025 sẽ có sự điều chỉnh. Theo Bộ Công an, bài thi đánh giá năm 2025 sẽ gồm ba phần: tự luận bắt buộc, trắc nghiệm bắt buộc và trắc nghiệm tự chọn.
Cấu trúc đề thi khác các năm trước. Khoảng 70% kiến thức bài thi sẽ nằm ở lớp 12, phần còn lại thuộc chương trình lớp 10, 11. Điều chỉnh này nhằm phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Từ năm 2025, Bộ Quốc phòng dự kiến tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển vào các trường quân đội. Theo đó, thí sinh sẽ làm bài thi trên máy tính với các bài thi gồm: kiến thức các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, bài tổng hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Thí sinh muốn dự kỳ thi này vẫn phải qua vòng sơ tuyển.
Đại học Bách khoa Hà Nội đã mở hệ thống đăng ký thi Đánh giá tư duy (TSA) đợt 1 năm 2025 vào đầu tháng 12, lịch thi từ ngày 18-19/1/2025. Đây là đơn vị có thông báo sớm, khởi động cho mùa tuyển sinh năm 2025 với các kỳ thi riêng.
Trong năm 2025, kỳ thi TSA của Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi vào các ngày cuối tuần, mỗi đợt sẽ có từ 3 - 4 kíp thi tại 30 điểm thi, đáp ứng khoảng 75.000 lượt thi.
Ngoài các điểm thi trước đây, Đại học Bách khoa Hà Nội mở thêm điểm thi mới tại tỉnh Lào Cai để hỗ trợ học sinh ở các tỉnh vùng Tây Bắc.
Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, cấu trúc đề thi giữ ổn định như năm qua, với 3 phần: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút). Đây là 3 phần thi độc lập, câu hỏi tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh, không kiểm tra trực diện kiến thức của môn học nào.
Hình thức thi TSA là trắc nghiệm trên máy tính. Tổng điểm là 100. Kết quả thi sẽ có giá trị trong 2 năm để thí sinh đăng ký xét tuyển đại học (tùy trường).
Trước đó, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM đã thông tin về những thay đổi trong cấu trúc, dạng câu hỏi của kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025.
Năm 2025, Kỳ thi đánh giá năng lực (HAS) của Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ được tổ chức 6 đợt trong các tháng 3, 4, 5/2025. Dự kiến sẽ có quy mô khoảng 85.000 lượt thí sinh tham dự.
Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Tiến Thảo cho biết: “Dạng thức và câu hỏi, đề thi được điều chỉnh phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thay đổi về chất lượng câu hỏi thi đánh giá năng lực học sinh”.
Hạn chế tham gia nhiều kỳ thi
Theo phương án tuyển sinh năm 2025 của một số trường đại học đã công bố, nhiều trường dự kiến tăng chỉ tiêu phương thức xét tuyển bằng kết quả các kỳ thi riêng, giảm chỉ tiêu xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Bên cạnh tăng cường ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, không ít thí sinh phải dành nhiều thời gian để luyện thi đánh giá năng lực. Trong đó, có thí sinh dự kiến tham gia nhiều đợt thi, kỳ thi riêng để được tăng cơ hội trúng tuyển đại học. Điều này vừa tăng áp lực cho thí sinh, vừa thêm tốn kém về tài chính cho các gia đình có con muốn tham gia kỳ thi đánh giá năng lực.
Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) Nguyễn Thu Thủy, thí sinh đăng ký tham gia các kỳ thi độc lập giúp tăng cơ hội xét tuyển đại học, tuy nhiên mỗi kỳ thi có định hướng vào các lĩnh vực khác nhau. Căn cứ năng lực, sở thích và nguyện vọng ngành học sau này, thí sinh lựa chọn kỳ thi phù hợp, hạn chế tham gia nhiều kỳ thi.
Trước thực trạng nhiều thí sinh luyện thi đánh giá năng lực tại các lò luyện thi, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí, tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội khuyên thí sinh cần học tập nghiêm túc, chăm chỉ trong từng bài học, từng giờ kiểm tra và làm quen với đề thi tham khảo của kỳ thi đánh giá năng lực. Trung tâm luyện thi đáng tin cậy nhất chính là trường THPT, nếu các em học tốt toàn bộ chương trình THPT thì sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc luyện thi lan man tại các trung tâm.
Nguồn tin: Báo Đại đoàn kết:
Những tin cũ hơn:
- Công thức quy đổi điểm đánh giá năng lực, đánh giá tư duy về thang điểm 30
- Nhìn lại hơn 20 năm thay đổi kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH ở Việt Nam
- Thi tốt nghiệp THPT 2025: Học sinh băn khoăn việc tính điểm trắc nghiệm
- Sai lầm khi chọn nghề, chọn trường: 5 sai lầm học sinh rất dễ mắc phải
- Các khối thi đại học và các ngành nghề tương ứng 2025
- Bỏ xét học bạ, lùi công bố điểm xét tuyển sớm: tạo công bằng trong tuyển sinh đại học
- Các trường công an xét tuyển bổ sung chỉ tiêu năm 2024
- 2k7 thi tốt nghiệp như thế nào?
- Nhiều ngành thiếu nhân lực nhưng rất khó tuyển sinh
- Các loại bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự mới nhất