4 sai lầm khiến thí sinh trượt đại học
Đến cuối tháng 4, hầu hết đại học đã công bố thông tin tuyển sinh năm 2024. Nhiều trường đang xét tuyển sớm bằng nhiều phương thức với các tiêu chí khác nhau.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hơn 200 trường hiện sử dụng khoảng 20 phương thức xét tuyển. Việc có nhiều phương thức, tiêu chí đôi khi khiến thí sinh bị rối, để xảy ra sai sót và trượt đáng tiếc.
Dưới đây là một số lỗi phổ biến ở kỳ tuyển sinh các năm trước, theo các trường:
Quên các tiêu chí phụ
Trong đề án tuyển sinh, các trường đại học nêu rõ điều kiện xét tuyển, thứ tự ưu tiên. Các điều kiện này có thể là điểm học bạ, điểm một môn trong tổ hợp hay yêu cầu về sức khỏe, độ tuổi.
Tuy nhiên thực tế các năm, nhiều thí sinh không đọc kỹ các điều kiện, dẫn đến đạt điểm chuẩn nhưng vẫn trượt sau khi trường hậu kiểm hồ sơ.
Như tại Đại học Bách khoa Hà Nội, hàng năm ghi nhận hàng chục trường hợp thiếu điều kiện học bạ. Vì vậy, dù được thông báo trúng tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp, những em này lại trượt sau đó.
Hiểu sai về xét tuyển sớm
Hầu hết đại học xét tuyển sớm với các phương thức phổ biến như xét học bạ, chứng chỉ quốc tế, xét tuyển kết hợp nhiều tiêu chí.
Khi thí sinh "trúng tuyển sớm", các trường gửi mail thông báo và thường kèm lưu ý về việc đăng ký nguyện vọng đã trúng tuyển thành nguyện vọng 1. Có trường thỏa thuận với thí sinh về việc cam kết, xác nhận nhập học sớm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý thí sinh "trúng tuyển sớm" chỉ là kết quả tạm thời. Các em cần hoàn thành các bước đăng ký nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ sau khi tốt nghiệp THPT, kể cả là các nguyện vọng đã "trúng tuyển". Nếu không, việc "trúng tuyển sớm" là vô nghĩa.
Ngược lại, thí sinh không bắt buộc đăng ký ngành đã "trúng tuyển sớm" nếu không thực sự yêu thích.
PGS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong các buổi tư vấn tuyển sinh, đều nhắc nhở thí sinh nên để nguyện vọng mình yêu thích nhất lên làm nguyện vọng 1, thay vì đặt nguyện vọng đã trúng tuyển sớm nhưng không thực sự yêu thích lên đầu.
Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học năm 2024 ban hành hôm 26/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cấm các trường yêu cầu hoặc thỏa thuận với thí sinh việc cam kết, xác nhận nhập học sớm dưới bất kỳ hình thức nào (nộp kinh phí giữ chỗ, thu giữ hồ sơ...).
Không chú ý cách tính điểm xét tuyển
Thông thường, các trường đại học tính điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn trong tổ hợp theo học bạ, kết quả thi tốt nghiệp THPT, cộng với điểm ưu tiên, khuyến khích. Tuy nhiên, một số trường có cách tính khác.
Ví dụ tại Đại học Bách khoa Hà Nội, một số ngành ưu tiên điểm môn Toán và tính điểm theo công thức: (Toán x 2 + Môn 2 + Môn 3) x 3/4 + Điểm ưu tiên. Công thức tính này khiến hai thủ khoa khối A00 (Toán, Lý, Hóa) toàn quốc trượt nguyện vọng 1 năm ngoái.
Thí sinh cần nắm vững cách tính điểm xét tuyển của từng trường, từng ngành để xem xét khả năng trúng tuyển, từ đó đưa ra quyết định.
Đổi nguyện vọng sai nhóm khi đăng ký vào trường quân đội
Khối trường quân đội có đặc thù là thí sinh phải vượt qua vòng sơ tuyển với các tiêu chí về sức khỏe, chính trị, đạo đức.
17 trường quân đội chia thành hai nhóm. Nhóm đào tạo sĩ quan chuyên môn kỹ thuật gồm Học viện Quân y, Học viện Khoa học Quân sự, Học viện Kỹ thuật Quân sự. Nhóm đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần gồm những trường còn lại. Một số điều kiện sẽ khác nhau giữa hai nhóm trường.
Ví dụ, điều kiện chiều cao với thí sinh nam đăng ký vào nhóm sĩ quan chỉ huy tối thiểu 1,65 m nhưng với nhóm sĩ quan chuyên môn kỹ thuật chỉ là 1,63 m. Về thị lực, nhóm sĩ quan chỉ huy không tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ trong khi nhóm khác được tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ không qúa 3 đi-ốp.
Thí sinh chỉ được đăng ký nguyện vọng 1 vào một trường quân đội ngay từ khi làm hồ sơ sơ tuyển. Khi đổi nguyện vọng, thí sinh chỉ được đổi nguyện vọng trong cùng nhóm. Nếu vì thấy điểm cao mà chuyển nguyện vọng sang trường ở nhóm khác so với trường đăng ký khi sơ tuyển, thí sinh sẽ bị đánh trượt dù đạt điểm chuẩn. Trường hợp này đã xuất hiện ở những năm trước.
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học hoàn thành xét tuyển sớm và thông báo kết quả với thí sinh trước 17h ngày 10/7. Thí sinh đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ từ ngày 18/7 đến 17h ngày 30/7.
Điểm chuẩn đại học năm 2024 được công bố trước 17h ngày 19/8.
Những tin mới hơn:
- Chỉ còn 1 tháng trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, thí sinh nên làm gì?
- 2000 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Địa lý 12 theo từng cấp độ (có đáp án)
- Kiến thức Lịch sử lớp 12 trọng tâm chống liệt thi tốt nghiệp THPT 2024
- Thời gian nhận Giấy báo dự thi 2024, cách tra cứu giấy báo trên thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn
- Tuyển sinh đại học 2024: Đăng ký nguyện vọng sao cho đúng?
- Quảng Ninh rà soát lại các điều kiện tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2024
- Không được yêu cầu thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 mới xét tuyển đại học
- Các mốc thời gian thi và xét tuyển ĐH 2024 cần chú ý từ bây giờ
- Mẹo khoanh trắc nghiệm Tiếng Anh hiệu quả cho thí sinh
- Một số quy định cần lưu ý trong quá trình làm thủ tục thi tốt nghiệp THPT 2024
Những tin cũ hơn:
- Những sai lầm phổ biến khiến thí sinh trượt đại học
- Sau khi hết hạn đăng ký, làm sao để sửa thông tin thi tốt nghiệp THPT 2024 nếu phát hiện sai sót?
- Danh mục 20 phương thức xét tuyển Đại học năm 2024
- Sau khi hết hạn đăng ký, làm sao để sửa thông tin thi tốt nghiệp THPT 2024 nếu phát hiện sai sót?
- Ban hành Kế hoạch tổ chức thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- Cấm trường đại học yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm, thu phí ‘giữ chỗ’
- Thí sinh lưu ý quy định tuyển sinh đại học, tránh sai sót không đáng có
- Thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển Đại học 2024 CHÍNH THỨC
- Hướng dẫn chi tiết cách điền Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT 2024
- Lịch xét tuyển Đại học 2024