7 lời khuyên dành cho sinh viên năm nhất để không phí 4-5 năm ĐH
Làm quen với việc "nhớ nhà"
Nhớ nhà là điều mà hầu hết sinh viên năm nhất đều gặp phải khi lần đầu tiên rời xa gia đình lên thành phố học tập. Nhưng hãy tập làm quen với nó bởi bạn còn phải dành thời gian cho học tập, sinh hoạt và các hoạt động ngoại khóa. Hiện tại, phương tiện liên lạc cũng dễ dàng hơn. Bạn có thể gọi video về nhà, tranh thủ về nhà khi rảnh rỗi... Một thời gian khi quen dần với việc sống xa nhà, bạn sẽ cảm thấy khá hơn đấy.
Học cách chi tiêu tiền bạc
Khi lên ĐH, được tự cầm tiền sinh hoạt nên nhiều sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất không biết cách quản lý tiền bạc thành ra nợ nần, không đủ tiền đóng tiền nhà, tiền ăn... Bạn nhớ cân đối tài chính của mình và tránh những khoản nợ càng xa càng tốt nhé. Mỗi tháng hãy tự tích lũy một khoản tiền (dù ít dù nhiều) nhất định để phòng cho những trường hợp cấp bách nhé.
Phải biết quản lý thời gian
Sinh viên năm nhất lần đầu ra rời vòng tay gia đình, thường dành thời gian để ngủ nướng, ăn chơi, chơi game... Đến khi gần hết hạn nộp bài lại "tá hỏa" thức đêm để chạy kịp deadline. Nên nhớ rằng quãng thời gian sinh viên trôi qua rất nhanh. Nếu không biết cách quản lý thời gian, bạn sẽ để 4 năm thanh xuân trôi qua một cách vô ích. Sinh viên nên biết cách điều chỉnh thời gian sao cho hợp lý, cân bằng giữa việc thư giãn, học tập, trau dồi kỹ năng... Đừng để 4 năm học sau khi ra trường, tất cả những gì bạn có chỉ là một tấm bằng ĐH.
Tự học
Khác với thời phổ thông, thầy cô giáo giảng bài, kèm cặp cặn kẽ. Lên ĐH, tự học sẽ là yếu tố giúp bạn thành công. Ở trường Đại học, những kiến thức được dạy trong buổi học chỉ là một phần rất nhỏ so với “biển” kiến thức ngoài kia. Bạn không thể trông chờ thầy cô giải cho từng bài tập nhỏ, giao cho bộ câu hỏi đề cương trước khi thi,… như thời trung học. Vì thế, nếu không chủ động học hỏi và tìm kiếm thêm, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn – trước tiên là việc hoàn thành học phần, sau là khi ra ngoài xã hội.
Tránh xa các công việc đa cấp
Mới chân ướt chân ráo lên thành phố, sinh viên năm nhất thường là đối tượng dễ gặp phải lừa đảo nhất. Nhiều sinh viên muốn làm thêm nhưng không may bị dụ dỗ, lôi kéo vào các công ty đa cấp và không thể dứt ra được. Các công việc lừa đảo cũng rất nhiều ở HN, TP.HCM... nên bạn cần thật tỉnh táo để không rơi vào vòng xoáy này. Chú ý rằng, khi xin việc làm thêm, không bỏ ra bất cứ khoản phí nào với tính chất tiền cọc hay phí tuyển dụng, không đưa chứng minh thư và các giấy tờ bản gốc cho bất cứ người nào.
Xây dựng mối quan hệ với bạn bè
Bạn nên kết bạn với các bạn cùng lớp, các bạn ngồi gần mình... Việc này vừa giúp bạn trong học tập vừa mở rộng mối quan hệ sau này. Hãy cố gắng hòa động, năng nổ hơn nữa trong môi trường ĐH nhé. Bạn cũng có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, đội, nhóm... Đây sẽ là “cầu nối” giúp bạn hòa nhập với môi trường mới. Ở đó, bạn có thể tìm thấy những người cùng chung sở thích, hay những anh chị đi trước sẵn sàng hướng dẫn và giúp đỡ. Không chỉ mở rộng các mối quan hệ, bạn còn được học thêm những kỹ năng hay trải nghiệm mới.
Học ngoại ngữ
Bạn đừng nghĩ rằng mình thi khối A, khối C... thì không cần ngoại ngữ hay lên ĐH không cần ngoại ngữ. Điều này hoàn toàn sai lầm. Học ngoại ngữ rất quan trọng, vừa giúp bạn đảm bảo đầu ra theo yêu cầu của trường vừa giúp cho công việc của bạn sau này. Những năm cuối, bạn phải tập trung nhiều vào chuyên ngành, thời gian rảnh càng ít hơn, do đó, hãy tranh thủ năm nhất còn nhiều thời gian và học ngoại ngữ ngay đi nhé. Không những vậy, việc học càng sớm sẽ giúp bạn tiếp thu càng nhanh hơn nữa đấy.
Những tin mới hơn:
- Xét tuyển đại học, không chỉ trông chờ vào thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
- Những thông tin mới nhất về tuyển sinh đại học năm 2022
- Mất gốc Tiếng Anh làm thế nào để đạt được 6 điểm khi thi?
- Đang là sinh viên, thi lại ĐH năm sau có cần bảo lưu? Hồ sơ thi lại ra sao?
- Tuyển sinh đại học theo tiêu chí mới, thí sinh cần chuẩn bị gì?
- Học sinh học trực tuyến, trường ĐH xét tuyển học bạ ra sao?
- Những ngành học cực HOT cho dân khối C
- Lộ trình học 100+ câu giao tiếp cơ bản Tiếng Anh trong 7 ngày
- Những ngành nghề HOT cho dân khối D
- Tuyển sinh 2022: Thí sinh nên tận dụng tối đa các phương thức xét tuyển
Những tin cũ hơn:
- Sinh viên đi làm thêm đúng ngành học giúp 'ghi điểm' trong mắt nhà tuyển dụng
- 7 sai lầm khiến học tiếng Anh mãi không giỏi
- Có phải tất cả sinh viên sư phạm đều được hỗ trợ 3,63 triệu/tháng?
- Đang là sinh viên, thi lại ĐH năm sau có cần bảo lưu? Hồ sơ thi lại ra sao?
- Chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 có thể giảm mạnh
- Đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói gì?
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói về những thí sinh trên 27 điểm vẫn trượt ĐH
- Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung một số ngành đào tạo trình độ ĐH mới
- Chân dung 4 nam sinh vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2021
- Không biết thích gì, học ngành gì thì phải làm sao?