7 lưu ý quan trọng khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển năm 2020
Chỉ được chọn 1 trong 2 phương thức
Có 2 phương thức điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển năm 2020 là trực tuyến và bằng Phiếu ĐKXT. Thí sinh chỉ được chọn 1 trong 2 phương thức này, không được chọn đồng thời cả 2 phương thức.
Chỉ được điều chỉnh 1 lần duy nhất
Thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng 1 lần duy nhất. Sau khi ấn nút xác nhận thay đổi thì sẽ không thể điều chỉnh thêm lần nào nữa. Do đó, bạn cần suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định. Tốt nhất, bạn nên viết thứ tự nguyện vọng, mã trường, ngành... chính xác ra giấy rồi mới nhập lên hệ thống.
Chú ý điểm sàn của các trường
Các trường ĐH đều có mức điểm sàn (ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào) riêng. Thí sinh nào đạt điểm bằng hoặc hơn mức điểm sàn này thì mới được quyền đăng ký xét tuyển vào trường.
Sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên
Căn cứ vào điểm thi, sở thích, bạn sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới. Nguyện vọng 1 sẽ là nguyện vọng được ưu tiên nhất. Khi đã đỗ nguyện vọng 1, thí sinh sẽ không được xét các nguyện vọng sau. Còn nếu trượt nguyện vọng đầu, hệ thống sẽ xét tiếp đến các nguyện vọng 2, 3,4... cho đến khi hết.
Điều chỉnh được ưu tiên khu vực và đối tượng
Nếu muốn điều chỉnh về khu vực và đối tượng ưu tiên, bạn không thể dùng phương thức trực tuyến. Trong trường hơp này, thí sinh phải đến điểm tiếp nhận hồ sơ để điều chỉnh qua phiếu điều chỉnh nguyện vọng.
Chú ý khi điều chỉnh trực tuyến
- Thí sinh điều chỉnh trực tuyến nên chọn nơi có đường truyền internet ổn định để việc điều chỉnh diễn ra suôn sẻ.
- Một số thí sinh sau khi nhập thông tin thay đổi lên hệ thống không nhấn nút lưu, sau khi hết hạn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển kiểm tra lại mới phát hiện thông tin vẫn như cũ, lúc đó hệ thống đã khóa. Do đó thí sinh sau khi thực hiện điều chỉnh nguyện vọng phải nhấn lưu thông tin và phải kiểm tra ngay trước khi xác nhận đăng ký.
Nên có nguyện vọng "dự phòng"
Khi chọn ngành, thí sinh nên tham khảo điểm chuẩn của ngành đó 1 vài năm trở lại đây. Để chắc chắn khả năng đỗ, tốt nhất, bạn nên có 1-3 nguyện vọng "dự phòng", tức là ngành có điểm chuẩn nhiều năm thấp hơn điểm thi của bạn.
Nguồn tin: tuyển sinh số
Những tin mới hơn:
- Bộ GD&ĐT lưu ý 10 quy định quan trọng khi điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến 2020
- Một số lỗi thường gặp và cách giải quyết khi điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến 2020
- Lưu ý quan trọng khi điều chỉnh nguyện vọng bằng Phiếu, hướng dẫn cách điều chỉnh
- Điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển: Thí sinh chưa vội
- Hướng dẫn bảo lưu điểm thi THPT 2020
- Khi nào có điểm chuẩn Đại học 2020?
- Điểm nguyện vọng 2 có cao điểm hơn nguyện vọng 1? Nguyện vọng 2 có bị tăng điểm không?
- Nhập học 2020: Hướng dẫn viết lý lịch sinh viên theo mẫu của Bộ GD&ĐT
- Xét tuyển đại học: Thực hiện 6 lần lọc thí sinh ảo để 5/10 công bố điểm
- Sau khi biết điểm chuẩn ĐH thí sinh nên làm gì?
Những tin cũ hơn:
- Thí sinh nấn ná nhập học, trường cảnh báo 'mất cả chì lẫn chài' nếu cứ chờ
- Tất tần tật các thắc mắc về nguyện vọng và điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển Đại học 2020
- Thời gian điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học 2020
- Khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh được điều chỉnh những gì?
- Điều chỉnh lịch tuyển sinh 2020: Các mốc thời gian ĐẶC BIỆT quan trọng sau khi biết điểm thi
- Điều chỉnh nguyện vọng thế nào để dễ đỗ đại học?
- Nên làm gì sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2020?
- Chấm thi tốt nghiệp THPT: Trên 90% bài thi tự luận đạt điểm trên trung bình
- Hướng dẫn phúc khảo điểm bài thi tốt nghiệp THPT 2020
- Đỗ nguyện vọng 1 và 2 nhưng lại muốn học ở trường nguyện vọng 2 có được không?