Bài học nào cho kỳ tuyển sinh năm 2023?
2022 là năm đánh dấu mốc điều chỉnh về mặt kỹ thuật, hướng đến minh bạch hóa và đảm bảo công bằng cao nhất cho thí sinh trong mùa tuyển sinh. Năm nay cũng là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT yêu cầu tất cả thí sinh phải đăng ký nguyện vọng, phương thức xét tuyển bao gồm các phương thức xét tuyển riêng của các trường đại học và kết quả thi tốt nghiệp. Ghi nhận từ thực tế cho thấy một số thí sinh không thể nộp được lệ phí xét tuyển trực tiếp do quá tải.
Nhiều thí sinh tự do chưa có tài khoản trên hệ thống nên gặp khó khăn khi đăng ký hoặc do chưa nắm được thông tin nên không đăng ký. Vì vậy, Bộ GD&ĐT phải mở hệ thống phần mềm tuyển sinh kéo dài thêm 3 ngày. Nhiều chuyên gia đề xuất Bộ GD&ĐT cần điều chỉnh phần mềm tuyển sinh đảm bảo dễ thực hiện hơn với thí sinh.
Một vấn đề khác nảy sinh trong mùa tuyển sinh năm nay là thí sinh đăng ký nhầm phương thức xét tuyển, nhầm mã tổ hợp. Hậu quả là khi lọc ảo, thí sinh dù đủ điểm trúng tuyển nhưng vẫn không đỗ trường nào. Về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM cho rằng, cần phải nhìn nhận điều này ở 2 góc độ. Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay từ đầu năm học đã khuyến cáo các trường chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp như điều kiện tham khảo, những trường có sức cạnh tranh cao cần có thêm giải pháp để tuyển chọn thí sinh. Vậy thì việc các trường đặt ra các phương thức khác nhau để xét tuyển đang đi đúng hướng theo tinh thần tự chủ tuyển sinh. Tuy nhiên, nhìn góc độ ngược lại, việc đưa ra càng nhiều phương thức xét tuyển thì càng khiến phần mềm xét tuyển lọc ảo chung của Bộ GD&ĐT dễ bị nghẽn.
PGS.TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, trường Đại học Bách khoa TP.HCM cũng cho rằng, kỳ tuyển sinh năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh khá muộn. Việc này khiến các trường gặp nhiều khó khăn trong công tác truyền thông. Đối với kỳ tuyển sinh 2023, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết vẫn sẽ giữ nguyên cơ chế như năm 2022, tuy nhiên các trường mong Bộ sớm có hướng dẫn chi tiết để lên kế hoạch cho phù hợp, nhất là những quy định liên quan đến việc giảm bớt phương thức tuyển sinh hoặc tuyển sinh sớm.
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022. Bên cạnh việc tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh, Bộ GD&ĐT sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ (không sử dụng) các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.
Những tin mới hơn:
- Một ngành học khát nhân lực, đầu vào không khó nhưng đầu ra lương cực cao
- Ngành học lấy điểm đầu cao cực cao, cơ hội việc làm và mức lương ngày càng khủng
- 10 ngành có tỷ lệ người được tuyển dụng trong lần đầu xin việc cao nhất
- Ngành học đầu vào có thể tới 28 điểm nhưng lương hậu hĩnh, cơ hội lại càng rộng mở trong tương lai
- Dừng hàng loạt kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, thí sinh Việt Nam bối rối, lo lắng
- Điều kiện để sinh viên có thể tốt nghiệp ĐH sớm
- Bộ GD&ĐT phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS
- Ngành Kinh tế gồm những chuyên ngành nào? Những ngành Kinh tế HOT nhất hiện nay
- 1000+ mẫu câu giao tiếp Tiếng Anh thông dụng nhất
- Kinh nghiệm học cho học sinh lớp 12 bứt phá năm cuối cùng
Những tin cũ hơn:
- Thích kinh doanh nên học ngành gì?
- Kinh nghiệm học xong sớm chương trình ĐH cho sinh viên
- 3 điều thí sinh cần biết về phương thức xét học bạ
- Thống kê tuyển sinh 2022 cho thấy thí sinh không mặn mà với xét tuyển sớm
- 160+ từ vựng thường gặp trong phần thi Speaking IELTS
- 5 nhóm ngành dự báo sẽ cực HOT trong vòng vài năm tới
- Các phương thức tuyển sinh 2023 sẽ được triển khai theo hướng như thế nào?
- Lời khuyên từ sinh viên đi trước cho sinh viên năm nhất
- Điểm tên các loại laptop tốt cho học sinh, sinh viên học tập
- Thông tin cần nắm được về nghĩa vụ quân sự 2023