Bật mí bí quyết "tránh bẫy" khi làm đề luyện thi Hóa đại học 2020
Chủ nhật - 16/02/2020 21:45
Khác với Toán và Vật lý, bài thi Hóa sở hữu phần tính toán khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cơ sở lý thuyết để đi đến các phép toán lại không hề đơn giản. Nếu không biết hệ thống kiến thức một cách khoa học, bạn sẽ dễ dàng mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới các thí sinh 2k2 một số bí quyết quan trọng để “tránh bẫy” khi làm đề luyện thi Hóa đại học.
Tránh “nhầm lẫn” trong quá trình vận dụng kiến thức
Kiến thức hóa học phổ thông bao hàm cả nội dung lý thuyết và thực nghiệm nên việc vận dụng gây khá nhiều khó khăn cho học sinh. Chẳng hạn phản ứng oxi hóa - khử là một kiến thức rất quan trọng thuộc phần hóa học vô cơ luôn có mặt trong đề thi THPT quốc gia. Biết là thế nhưng các câu hỏi xoay quanh nội dung này vẫn là “chướng ngại vật” khiến nhiều thí sinh e ngại.
Dưới đây là một số nhầm lẫn mà thí sinh thường mắc phải trong quá trình vận dụng kiến thức phản ứng oxi hóa - khử:
Các sai lầm liên quan đến phản ứng oxi hóa - khử mà thí sinh thường mắc phải
Ngoài ra, còn rất nhiều nội dung khác có thể khiến thí sinh bối rối nếu chưa nắm vững hoặc chưa tổng hợp được kiến thức. Ví dụ như khi thuỷ phân este, nhiều bạn sẽ ngay lập tức khẳng định kết quả tạo ra axit (hoặc muối) và ancol mà quên đi các trường hợp tạo nhiều muối, anđehit, xeton... Hoặc khi đề cập tới các chất hữu cơ có phản ứng tráng gương, học sinh chỉ đưa ra Anđehit chứ không xét đến HCOOH, HCOOR, HCOOM...
Muốn tránh được những nhầm lẫn tai hại kể trên, thí sinh cần tăng cường tiếp xúc với các tình huống có vấn đề trong bài tập. Kinh nghiệm “thực chiến” từ quá trình giải đề luyện thi Hóa đại học sẽ giúp bạn vững vàng hơn khi đối mặt với áp lực phòng thi.
Tránh vận dụng phương pháp giải toán không hợp lý và không triệt để
Các phép tính toán trong hóa học thường không quá phức tạp. Tuy nhiên, không phải hoc sinh nào cũng dễ dàng ôm trọn điểm đối với dạng bài tập này. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sai lầm là:
Kiến thức hóa học phổ thông bao hàm cả nội dung lý thuyết và thực nghiệm nên việc vận dụng gây khá nhiều khó khăn cho học sinh. Chẳng hạn phản ứng oxi hóa - khử là một kiến thức rất quan trọng thuộc phần hóa học vô cơ luôn có mặt trong đề thi THPT quốc gia. Biết là thế nhưng các câu hỏi xoay quanh nội dung này vẫn là “chướng ngại vật” khiến nhiều thí sinh e ngại.
Dưới đây là một số nhầm lẫn mà thí sinh thường mắc phải trong quá trình vận dụng kiến thức phản ứng oxi hóa - khử:
Các sai lầm liên quan đến phản ứng oxi hóa - khử mà thí sinh thường mắc phải
Ngoài ra, còn rất nhiều nội dung khác có thể khiến thí sinh bối rối nếu chưa nắm vững hoặc chưa tổng hợp được kiến thức. Ví dụ như khi thuỷ phân este, nhiều bạn sẽ ngay lập tức khẳng định kết quả tạo ra axit (hoặc muối) và ancol mà quên đi các trường hợp tạo nhiều muối, anđehit, xeton... Hoặc khi đề cập tới các chất hữu cơ có phản ứng tráng gương, học sinh chỉ đưa ra Anđehit chứ không xét đến HCOOH, HCOOR, HCOOM...
Muốn tránh được những nhầm lẫn tai hại kể trên, thí sinh cần tăng cường tiếp xúc với các tình huống có vấn đề trong bài tập. Kinh nghiệm “thực chiến” từ quá trình giải đề luyện thi Hóa đại học sẽ giúp bạn vững vàng hơn khi đối mặt với áp lực phòng thi.
Tránh vận dụng phương pháp giải toán không hợp lý và không triệt để
Các phép tính toán trong hóa học thường không quá phức tạp. Tuy nhiên, không phải hoc sinh nào cũng dễ dàng ôm trọn điểm đối với dạng bài tập này. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sai lầm là:
- Quên cân bằng hoặc cân bằng không đúng các phương trình hóa học, sơ đồ phản ứng;
- Hiểu sai công thức;
- Sử dụng đơn vị tính không thống nhất;
- Không để ý đến hiệu suất phản ứng;
- Không xác định được chất dư trong quá trình phản ứng;
- Hiểu sai tính chất của các chất nên viết phương trình hóa học không chính xác;
- Thiếu kỹ năng cơ bản khi sử dụng các phương pháp giải bài tập;...
Muốn tránh “bẫy”, phương thức hiệu quả nhất chỉ có thể là chủ động củng cố kiến thức và kỹ năng làm bài qua các đề luyện thi Hóa đại học. Đặc biệt, việc kiểm tra lại các chỉ số cân bằng phương trình cần được xem như thói quen trước khi bắt tay vào áp dụng công thức tính toán.
Tránh không xét hết các trường hợp dẫn đến “thiếu nghiệm”
Tương tự như sai lầm trên, thí sinh có thể dễ dàng mất điểm bài tính toán nếu không chú ý đến các tính chất đặc biệt của các chất phản ứng cũng như sản phẩm. Chẳng hạn, tính lưỡng tính của các oxit hay quá trình hoà tan kết tủa của các oxit axit (ví dụ: CO2 hòa tan CaCO3)… Đây là lý do bạn lập đúng phương trình phản ứng, áp dụng đúng công thức, bấm máy tính cẩn thận nhưng vẫn vô tình bỏ sót nghiệm.
Chưa có phương pháp phân tích và tổng hợp kiến thức
Đây là vấn đề của hầu hết học sinh có lực học trung bình trở xuống. Bạn có thể tự tin khi nhắc tới các kiến thức riêng biệt nhưng vẫn không thể làm tốt khi bắt tay vào giải quyết các đề luyện thi Hóa đại học đầu tiên. Đừng quá lo lắng bạn nhé! Chúng mình mới ở chặng đầu thôi mà. Bạn chỉ cần nhận ra điểm hạn chế của bản thân thì việc cải thiện sẽ trở nên dễ dàng hơn đáng kể.
Trên thực tế, đa số bài tập trong đề thi sẽ không đơn giản là việc áp dụng công thức và thay số liệu. Thay vào đó, bạn buộc phải phân tích các dữ kiện được cung cấp, xâu chuỗi, sau đó, áp dụng nhiều kiến thức khác nhau để gỡ nút. Vì vậy, khả năng tổng hợp được xem là yêu cầu bắt buộc. Ngoài việc rà soát lại sách giáo khoa, bạn nên tăng cường làm đề luyện thi Hóa đại học để củng cố kiến thức.
Trên đây là 4 bí quyết tránh “bẫy” mà các thí sinh 2k2 cần ghi nhớ trong quá trình làm đề luyện thi Hóa đại học. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn chuẩn bị hiệu quả hơn cho các bài thi năng lực cũng như kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
Tránh không xét hết các trường hợp dẫn đến “thiếu nghiệm”
Tương tự như sai lầm trên, thí sinh có thể dễ dàng mất điểm bài tính toán nếu không chú ý đến các tính chất đặc biệt của các chất phản ứng cũng như sản phẩm. Chẳng hạn, tính lưỡng tính của các oxit hay quá trình hoà tan kết tủa của các oxit axit (ví dụ: CO2 hòa tan CaCO3)… Đây là lý do bạn lập đúng phương trình phản ứng, áp dụng đúng công thức, bấm máy tính cẩn thận nhưng vẫn vô tình bỏ sót nghiệm.
Chưa có phương pháp phân tích và tổng hợp kiến thức
Đây là vấn đề của hầu hết học sinh có lực học trung bình trở xuống. Bạn có thể tự tin khi nhắc tới các kiến thức riêng biệt nhưng vẫn không thể làm tốt khi bắt tay vào giải quyết các đề luyện thi Hóa đại học đầu tiên. Đừng quá lo lắng bạn nhé! Chúng mình mới ở chặng đầu thôi mà. Bạn chỉ cần nhận ra điểm hạn chế của bản thân thì việc cải thiện sẽ trở nên dễ dàng hơn đáng kể.
Trên thực tế, đa số bài tập trong đề thi sẽ không đơn giản là việc áp dụng công thức và thay số liệu. Thay vào đó, bạn buộc phải phân tích các dữ kiện được cung cấp, xâu chuỗi, sau đó, áp dụng nhiều kiến thức khác nhau để gỡ nút. Vì vậy, khả năng tổng hợp được xem là yêu cầu bắt buộc. Ngoài việc rà soát lại sách giáo khoa, bạn nên tăng cường làm đề luyện thi Hóa đại học để củng cố kiến thức.
Trên đây là 4 bí quyết tránh “bẫy” mà các thí sinh 2k2 cần ghi nhớ trong quá trình làm đề luyện thi Hóa đại học. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn chuẩn bị hiệu quả hơn cho các bài thi năng lực cũng như kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
Những tin mới hơn:
- Tuyển sinh 2020: Bao nhiêu nguyện vọng thi đại học là đủ?
- Nắm chắc 8 điểm bài thi đại học môn Toán 2020
- Luyện giải đề trước kì thi đại học tiếng Anh: Chiến thuật về thời gian và thứ tự
- Cách đặt nguyện vọng thi đại học 2020: 7 sai lầm cần tránh
- Cách đăng ký nguyện vọng thi đại học giúp thí sinh tối ưu cơ hội trúng tuyển
- Những ngành nào xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia 2020 khối A?
- Vừa xét tuyển học bạ lớp 12 vừa xét tuyển bằng kết quả thi THPT có được không?
- Làm hồ sơ xét tuyển học bạ lớp 12: Những lỗi sai thường gặp cần lưu ý
- Tổng hợp kinh nghiệm xử lý từng dạng bài trong đề luyện tiếng Anh thi đại học
- Các chuyên đề luyện thi đại học môn lý và 3 nguyên tắc ôn tập hiệu quả
Những tin cũ hơn:
- Quản trị kinh doanh: Ngành học dành cho những người năng động
- Tài chính – Ngân hàng: Ngành học luôn " khát'' nhân lực
- [Mới nhất] - Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển Đại học 2020
- Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2019
- Sau 2020, học sinh không bắt buộc phải thi để công nhận tốt nghiệp THPT
- Thi trắc nghiệm Toán: Lo thầy cô dạy mẹo, học sinh mất tư duy logic
- Năm 2020 vẫn lấy điểm thi THPT quốc gia để tuyển sinh đại học
- KINH NGHIỆM HỌC KHỐI A1 MỤC TIÊU ĐỖ TRƯỜNG TOP CHO 2K2
- "Giải phẫu" bí kíp ôn thi đại học nước rút của các thủ khoa
- Phải xác định hướng đi, nghề nghiệp trước lớp 12