Bộ GD&ĐT chốt phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2021
Ngày 22/10, Bộ GD&ĐT có công văn gửi các Sở GD-ĐT hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2020-2021. Nội dung đáng chú ý tại công văn là thông tin về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ được tổ chức theo hướng giữ ổn định như năm 2020, nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học theo chuẩn đầu ra của chương trình, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực của học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa.
Kết quả kỳ thi được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ GD&ĐT là chuẩn bị ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa đủ lớn phục vụ cho việc ra đề thi tốt nghiệp THPT, đồng thời từng bước chuẩn bị các điều kiện để hướng tới có thể tổ chức thi tốt nghiệp THPT trên máy tính ở những nơi có đủ điều kiện.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD-ĐT chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021; xây dựng các phương án dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức kỳ thi.
Bên cạnh đó, các đơn vị cần tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ theo định hướng đánh giá phẩm chất và năng lực, bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong năm 2021 sẽ diễn ra trong 2 ngày với 5 bài thi, gồm: 3 bài thi độc lập, bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ); 1 bài thi tự chọn từ 2 bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và bài thi tổ hợp khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, GDCD) đối với học sinh THPT và tổ hợp các môn lịch sử, địa lý đối với học sinh giáo dục thường xuyên.
Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm ra đề. Nội dung thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Về hình thức thi, chỉ duy nhất môn ngữ văn thi theo hình thức tự luận, còn lại đều thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Điểm xét tốt nghiệp THPT sẽ bao gồm: 70% điểm trung bình của 4 bài thi cộng với 30% điểm trung bình các môn học trong học bạ lớp 12
Những tin mới hơn:
- Khẩn trương rà soát, chấn chỉnh công tác tuyển sinh đại học năm 2020
- 10 điều sinh viên năm nhất nào cũng nên làm để không phải hối hận khi học Đại học
- Những quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/11 mà học sinh, giáo viên cần biết
- 5 năm tới, kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn giữ ổn đinh như năm nay
- Chính sách hỗ trợ 3.63 triệu đồng/tháng phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm, thủ tục để nhận hỗ trợ
- NHỮNG APP MÀ SINH VIÊN NÊN CÓ TRONG ĐIỆN THOẠI
- Sau cuộc chiến điểm chuẩn năm nay, học sinh lớp 12 nên tính đường khác vào ĐH?
- Bị điểm liệt, thi lại tốt nghiệp THPT 2021 thế nào?
- Chỉ bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT trong 1 năm
- Bộ GD&ĐT đề nghị hoãn tăng học phí năm học 2021-2022
Những tin cũ hơn:
- Lưu ý gì để không trượt ĐH chỉ vì điều kiện học bạ dù thừa điểm chuẩn?
- Thí sinh đỗ đại học bằng điểm thi tốt nghiệp, trượt vì điều kiện học bạ
- Trọn bộ từ vựng Tiếng Anh lớp 12 cần nhớ ôn thi học kỳ và THPT quốc gia
- Chưa xác nhận nhập học, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bổ sung
- Điểm cao vẫn trượt, ban tuyển sinh trường ĐH lưu ý 2K3 những điều này khi xét tuyển
- Hướng dẫn bảo lưu điểm thi THPT 2020
- Điểm chuẩn đại học bùng nổ, nhiều thí sinh ngỡ ngàng, rơi vào thế bí
- Sau khi biết điểm chuẩn ĐH thí sinh nên làm gì?
- Xét tuyển đại học: Thực hiện 6 lần lọc thí sinh ảo để 5/10 công bố điểm
- Nhập học 2020: Hướng dẫn viết lý lịch sinh viên theo mẫu của Bộ GD&ĐT