Bộ GD&ĐT đề nghị hoãn tăng học phí năm học 2021-2022
Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, cho biết chính sách học phí và hỗ trợ chi phí học tập đang được thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP (ngày 2.10.2015) của Chính phủ, quy định về “Cơ chế thu, quản lý HP đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021”. Do Nghị định số 86 chỉ có thời hạn hiệu lực đến hết năm học 2020 - 2021, nên để có căn cứ pháp lý cho các cơ sở GD-ĐT thực hiện từ năm học 2021 - 2022 và các năm tiếp theo, cần phải xây dựng nghị định thay thế…
Bộ GD&ĐT đã dự thảo và đang lấy ý kiến góp ý từ các bộ, ngành, địa phương, cơ sở GD-ĐT và toàn xã hội để hoàn thiện dự thảo nghị định.
Tuy nhiên, dự thảo sau khi đăng lên mạng xin góp ý, đã có nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, việc tăng học phí ở các cấp học là chưa phù hợp. Ông Thưởng cho rằng hiện nay, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, đồng thời nước ta vừa trải qua nhiều đợt bão, lũ nghiêm trọng, để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người dân.
Trước phản ánh của dư luận, để chia sẻ và giảm gánh nặng về tài chính cho phụ huynh và học sinh (HS), Bộ GD&ĐT đã có văn bản báo cáo Chính phủ và đề xuất xem xét, cho phép được gia hạn thời gian áp dụng Nghị định 86 đối với năm học 2021 - 2022 với mức HP giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp áp dụng theo mức HP của năm học 2020 - 2021 đã được quy định tại Nghị định số 86; mức HP mầm non, phổ thông áp dụng theo khung của năm học 2020 - 2021 và tiếp tục giao HĐND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế của địa phương để xem xét phê duyệt. Các chính sách miễn giảm HP, hỗ trợ chi phí học tập và các quy định khác vẫn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 86 và các văn bản liên quan đã ban hành.
Đồng thời, Bộ cũng đề xuất được lùi thời gian trình ban hành nghị định sang năm 2021, để có điều kiện tiếp thu ý kiến rộng rãi của toàn xã hội, tiếp tục hoàn thiện dự thảo nghị định.
Như vậy, nếu đề xuất của Bộ được Thủ tướng phê duyệt, thì 2 năm nữa mới áp dụng nghị định mới (từ năm học 2022 - 2023) và lộ trình tăng thêm hằng năm chỉ khoảng 2,5%/năm so với mức tăng hằng năm của Nghị định số 86 đã ban hành.
Những tin mới hơn:
- Tuyển tập nhận định hay về các tác phẩm văn học lớp 12
- Những ngành nghề cần ngoại hình
- Kinh nghiệm và kế hoạch ôn thi Toán tốt nghiệp THPT 2021 cho 2K3
- Đề thi thử Toán THPT quốc gia 2021 lấy 8+
- Hướng dẫn làm hồ sơ, đăng ký dự thi THPT quốc gia 2021 cho thí sinh thi lại
- Chọn học ngành Kinh tế - Làm sao để ra trường có việc làm?
- Đăng ký thi tốt nghiệp THPT trên Cổng dịch vụ công quốc gia
- Học tốt khối thi này nhưng muốn xét tuyển khối khác, phải làm sao?
- Chọn ngành học theo sở thích hay ngành ra trường có công việc ổn định?
- Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021: Khai sinh nhiều ngành học mới
Những tin cũ hơn:
- Chỉ bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT trong 1 năm
- Bị điểm liệt, thi lại tốt nghiệp THPT 2021 thế nào?
- Sau cuộc chiến điểm chuẩn năm nay, học sinh lớp 12 nên tính đường khác vào ĐH?
- NHỮNG APP MÀ SINH VIÊN NÊN CÓ TRONG ĐIỆN THOẠI
- Chính sách hỗ trợ 3.63 triệu đồng/tháng phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm, thủ tục để nhận hỗ trợ
- 5 năm tới, kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn giữ ổn đinh như năm nay
- Những quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/11 mà học sinh, giáo viên cần biết
- 10 điều sinh viên năm nhất nào cũng nên làm để không phải hối hận khi học Đại học
- Khẩn trương rà soát, chấn chỉnh công tác tuyển sinh đại học năm 2020
- Bộ GD&ĐT chốt phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2021