Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói về những thí sinh trên 27 điểm vẫn trượt ĐH
Đặt vấn đề chất vấn, đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh (đoàn Cần Thơ) nêu tình trạng thời gian qua, nhiều học sinh tốt nghiệp THPT với số điểm cao, có những em điểm trung bình 9 điểm/môn nhưng vẫn trượt đại học. Bà Ánh cho rằng sở dĩ có tình trạng như vậy là do cơ chế các trường đại học tự chủ xây dựng chỉ tiêu và xác định phương thức tuyển sinh. Nữ đại biểu đặt câu hỏi: "Theo Bộ trưởng như vậy có đúng không? Có giải pháp gì giải quyết tình trạng này?".
Ông Nguyễn Kim Sơn đã nêu ra một số nguyên nhân của tình trạng này. Theo đó, có 165 học sinh phổ thông có điểm cao từ 27 điểm trở lên, hầu hết là học sinh chỉ đăng ký duy nhất 1 nguyện vọng vào trường công an, quân đội.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, còn nguyên nhân khác là các trường đặt ra quá nhiều cách xét truyển, mỗi cách xét tuyển như vậy dành cho các nhóm thì chỉ tiêu cũng có phần ít, ảnh hưởng đến việc xét trúng truyển của các thí sinh.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo cho rằng còn một vài điểm cần điều chỉnh trong chỉ đạo các phương án xét tuyển của các trường đại học trong năm tới. Việc tuyển sinh là quyền của các cơ sở giáo dục đại học theo luật quy định. Nhưng các quyền đó cũng phải nằm trong các chế tài cho phép các quy định.
“Bộ cho rằng, không nên có quá nhiều phương án xét tuyển trong một cơ sở giáo dục đại học. Điều này vừa gây phức tạp cho xã hội, thí sinh khó theo dõi và rủi ro cho người đăng ký. Bộ sẽ lưu ý về việc này”, ông nói.
Về câu hỏi liên quan đến vấn đề học trực tuyến nhưng vẫn dùng chương trình trực tiếp, ông Sơn cho biết không bê nguyên từ giáo án bình thường vào giảng dạy.
Theo ông Sơn, với những nơi dạy trực tuyến sẽ bám theo chương trình cốt lõi, nếu được trở lại trường học sẽ học mở rộng thêm. Các nội dung kiểm tra, đánh giá sẽ dựa trên chương trình cốt lõi này, không phải bê nguyên chương trình như cũ vào dạy trực tuyến.
Về câu hỏi có nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia hay không, ông Sơn nói trước hết đây là kỳ thi đã được luật hóa. Bộ thực hiện theo quy định của luật. "Mặt khác, kỳ thi có nhiều tác dụng trong đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Hiện nó vẫn là một trong những căn cứ để các đại học tuyển sinh", Bộ trưởng Sơn giải đáp.
Bộ đang lên phương án về hình thức thi linh hoạt hơn trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Bộ xây dựng ngân hàng đề đủ lớn để có thể thi nhiều lần hơn, thậm chí mỗi tỉnh một kế hoạch thi.
Những tin mới hơn:
- Đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói gì?
- Chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 có thể giảm mạnh
- Đang là sinh viên, thi lại ĐH năm sau có cần bảo lưu? Hồ sơ thi lại ra sao?
- Có phải tất cả sinh viên sư phạm đều được hỗ trợ 3,63 triệu/tháng?
- 7 sai lầm khiến học tiếng Anh mãi không giỏi
- Sinh viên đi làm thêm đúng ngành học giúp 'ghi điểm' trong mắt nhà tuyển dụng
- 7 lời khuyên dành cho sinh viên năm nhất để không phí 4-5 năm ĐH
- Xét tuyển đại học, không chỉ trông chờ vào thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
- Những thông tin mới nhất về tuyển sinh đại học năm 2022
- Mất gốc Tiếng Anh làm thế nào để đạt được 6 điểm khi thi?
Những tin cũ hơn:
- Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung một số ngành đào tạo trình độ ĐH mới
- Chân dung 4 nam sinh vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2021
- Không biết thích gì, học ngành gì thì phải làm sao?
- Soi mức lương ra trường của 4 ngành học có điểm chuẩn cao hàng đầu cả nước
- Trắc nghiệm tìm ngành nghề phù hợp cho học sinh
- Cách học hiệu quả cho sinh viên năm nhất chinh phục giảng đường ĐH
- Những sai lầm thường thấy khi phụ huynh giúp con chọn nghề
- Những ngành học lên ngôi sau đại dịch
- Lưu ý gì khi học online để tránh điện thoại phát nổ?
- Hàng nghìn sinh viên chậm tốt nghiệp