Bộ trưởng GD-ĐT: Kéo dài thời gian năm học để bù đắp kiến thức cho học sinh
Tại ccuộc làm việc với một số bộ, ngành về tình hình thực hiện kế hoạch năm học 2021 - 2022 của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết về giải pháp bù đắp kiến thức cho học sinh khi quay lại trường học: "Giải pháp đầu tiên được Bộ tính đến là chỉ đạo các địa phương linh hoạt trong việc kết thúc năm học, trong đó chấp nhận việc kéo dài thời gian để bù đắp kiến thức cho học sinh. Việc này sẽ tùy thuộc vào tình hình từng địa phương để có xử lý cho phù hợp".
Thứ hai, khi học sinh trở lại học trực tiếp thì việc học trực tuyến, qua truyền hình vẫn sẽ tiếp tục là công cụ duy trì trong việc bù đắp, củng cố kiến thức cho học sinh.
Ông Sơn cũng khẳng định: “Bộ GD-ĐT sẽ có những điều chỉnh trong kiểm tra, đánh giá theo hướng phù hợp với tinh thần cốt lõi và khuyến khích tinh thần tự học của học sinh”.
Đặc biệt, ông Sơn nhấn mạnh củng cố kiến thức cho học sinh không chỉ được ngành giáo dục thực hiện trong năm học 2021 - 2022 mà sẽ còn được tiếp tục ở những năm tiếp theo. Để hỗ trợ giáo viên thực hiện nhiệm vụ này, Bộ GDĐT sẽ biên soạn các tài liệu nhằm lưu ý về một số kỹ năng cho giáo viên khi dạy củng cố kiến thức cho học sinh.
Cũng tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin: Bộ Y tế đã lựa chọn được loại vắc xin phù hợp và đang chuẩn bị đủ nguồn vắc xin để sẵn sàng tiêm cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi.
Theo Bộ Y tế, cả nước hiện có trên 8 triệu trẻ em từ 12 - 17 tuổi, với số lượng vắc xin cần để tiêm 2 mũi là khoảng 16 triệu liều. Bộ Y tế phấn đấu trong quý 4 năm 2021 sẽ tiêm đủ 2 mũi cho trên 95% trẻ em thuộc đối tượng này.
Đối với trẻ em từ 3 - 11 tuổi (khoảng trên 14 triệu em), Bộ Y tế đang tiếp cận nguồn vắc xin phù hợp, đồng thời tham khảo kinh nghiệm thế giới và các chuyên gia, nhà khoa học trong nước để khi đảm bảo điều kiện sẽ sẵn sàng tiêm cho trẻ em lứa tuổi này.
Thống nhất với phương án của Bộ GD-ĐT là kế hoạch năm học 2021 - 2022 sẽ kết thúc linh hoạt, tùy vào tình hình của địa phương, Phó thủ tướng lưu ý sự linh hoạt không chỉ ở cấp tỉnh mà phải cả cấp huyện, cấp xã; việc thi cử, đánh giá kết quả học tập định kỳ, cuối năm phải được thực hiện rất linh hoạt.
Những tin mới hơn:
- Công nghệ thông tin logistics sẽ lên ngôi trong thời gian tới
- Hàng nghìn sinh viên chậm tốt nghiệp
- Lưu ý gì khi học online để tránh điện thoại phát nổ?
- Những ngành học lên ngôi sau đại dịch
- Những sai lầm thường thấy khi phụ huynh giúp con chọn nghề
- Cách học hiệu quả cho sinh viên năm nhất chinh phục giảng đường ĐH
- Trắc nghiệm tìm ngành nghề phù hợp cho học sinh
- Soi mức lương ra trường của 4 ngành học có điểm chuẩn cao hàng đầu cả nước
- Không biết thích gì, học ngành gì thì phải làm sao?
- Chân dung 4 nam sinh vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2021
Những tin cũ hơn:
- Cách học online hiệu quả cho học sinh, sinh viên
- Đề xuất đào tạo cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS
- Xu hướng các trường ĐH tuyển sinh 2022
- Ông Mai Văn Trinh thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
- Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 2022
- Một năm điểm chuẩn biến động, học sinh 2K4 chú ý gì cho kỳ thi tốt nghiệp 2022?
- Trường đại học cảnh báo tình trạng lừa đảo thí sinh đóng thêm lệ phí
- Quy định bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT
- Những chính sách mới nào về giáo dục có hiệu lực trong tháng 10/2021?
- Bộ GD&ĐT xây dựng và triển khai phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn từ năm 2022-2025