Cách đăng ký nguyện vọng thi đại học giúp thí sinh tối ưu cơ hội trúng tuyển
Thứ ba - 25/02/2020 03:41
Mùa tuyển sinh 2020 đang đến gần. Bạn đã chuẩn bị những gì cho kỳ vượt vũ môn này? Ngoài tích cực ôn tập và rèn luyện kỹ năng làm bài, các thí sinh cũng nên bắt đầu tìm hiểu về cách đăng ký nguyện vọng thi đại học - một trong những yếu tố có vai trò quyết định tới khả năng trúng tuyển của bạn.
Để nâng cao cơ hội trúng tuyển vào đúng ngành nghề mà bản thân mong muốn, thí sinh có thể áp dụng cách đăng ký nguyện vọng thi đại học với 2 bước cơ bản sau:
Bước 1: Chọn ngành nghề và chọn trường
Theo các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, thí sinh nên tuân thủ theo đúng thứ tự: chọn ngành trước, chọn trường sau. Định hướng này sẽ giúp bạn có được cách nhìn nhận rõ ràng, rành mạch hơn khi đưa ra quyết định.
Đối với việc chọn ngành nghề, các sĩ tử cần lưu ý 3 yêu cầu cơ bản: sự phù hợp về sở thích, năng lực cá nhân và nhu cầu nhu cầu nhân lực của xã hội. Chúng chính là điều kiện tiên quyết để bạn có thể kiên trì theo đuổi một công việc, đồng thời tạo ra những giá trị hữu ích từ nó.
Sau khi chọn ngành học, thí sinh có thể khoanh vùng để tìm kiếm các cơ sở đào tạo. Bạn nên rà soát và chọn lọc từ 3 nhóm trường tương ứng với các mức điểm trúng tuyển sau:
- Cao hơn một chút so với năng lực;
- Vừa vặn so với năng lực;
- Thấp hơn một chút so với năng lực.
Bao quát cả 3 nhóm trường kể trên, thí sinh sẽ hạn chế được các rủi ro trong quá trình xét tuyển, đồng thời, không hạn chế bản thân trước những cơ hội thực sự hấp dẫn.
Tuy Bộ GD&ĐT cho phép các sĩ tử được đăng ký số lượng nguyện vọng tùy theo nhu cầu, bạn vẫn nên suy xét kỹ càng, tránh ôm đồm quá mức. Mỗi thí sinh chỉ cần từ 4 - 6 nguyện vọng, tập trung vào các ngành phù hợp với sở thích và năng lực.
Bước 2: Ghi nguyện vọng đăng ký vào phiếu đăng ký xét tuyển
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, trong cùng đợt xét tuyển, các thí sinh đăng ký vào trường và ngành học giống nhau sẽ được xem xét một cách bình đẳng, không phụ thuộc vào thứ tự nguyện vọng. Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ được công nhận trúng tuyển vào nguyện vọng có mức ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách.
Ví dụ: Thí sinh A đạt 17 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia. A đăng ký xét tuyển với 4 nguyện vọng sau:
- Nguyện vọng 1: Ngành Kế toán - Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (điểm trúng tuyển 18 điểm)
- Nguyện vọng 2: Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử- Đại học Công nghiệp Quảng Ninh(điểm trúng tuyển 17 điểm)
- Nguyện vọng 3: Ngành Công nghệ Thông tin - Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (điểm trúng tuyển 16 điểm)
- Nguyện vọng 4: Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí - Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (điểm trúng tuyển 14 điểm)
Ở đợt xét tuyển thứ nhất, A trượt nguyện vọng 1 và đủ điểm đỗ vào tất cả các nguyện vọng còn lại, nhưng thí sinh này sẽ chỉ được công nhận trúng tuyển vào duy nhất nguyện vọng 2 - ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.
Từ ví dụ minh họa, có thể thấy cách đăng ký nguyện vọng thi đại học tối ưu chính là sắp xếp các lựa chọn theo mức độ kỳ vọng. Bạn mong muốn trúng tuyển vào trường và ngành học nào nhất, hãy đặt nó ở vị trí số 1. Như vậy, thí sinh sẽ luôn có cơ hội trúng tuyển vào nguyện vọng phù hợp nhất.
Trên đây là cách đăng ký nguyện vọng thi đại học giúp các sĩ tử nâng cao khả năng trúng tuyển vào đúng ngành nghề phù hợp. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin và gợi ý hữu ích. Chúc bạn luôn tự tin với mọi quyết định của bản thân
Bước 1: Chọn ngành nghề và chọn trường
Theo các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, thí sinh nên tuân thủ theo đúng thứ tự: chọn ngành trước, chọn trường sau. Định hướng này sẽ giúp bạn có được cách nhìn nhận rõ ràng, rành mạch hơn khi đưa ra quyết định.
Đối với việc chọn ngành nghề, các sĩ tử cần lưu ý 3 yêu cầu cơ bản: sự phù hợp về sở thích, năng lực cá nhân và nhu cầu nhu cầu nhân lực của xã hội. Chúng chính là điều kiện tiên quyết để bạn có thể kiên trì theo đuổi một công việc, đồng thời tạo ra những giá trị hữu ích từ nó.
Sau khi chọn ngành học, thí sinh có thể khoanh vùng để tìm kiếm các cơ sở đào tạo. Bạn nên rà soát và chọn lọc từ 3 nhóm trường tương ứng với các mức điểm trúng tuyển sau:
- Cao hơn một chút so với năng lực;
- Vừa vặn so với năng lực;
- Thấp hơn một chút so với năng lực.
Bao quát cả 3 nhóm trường kể trên, thí sinh sẽ hạn chế được các rủi ro trong quá trình xét tuyển, đồng thời, không hạn chế bản thân trước những cơ hội thực sự hấp dẫn.
Tuy Bộ GD&ĐT cho phép các sĩ tử được đăng ký số lượng nguyện vọng tùy theo nhu cầu, bạn vẫn nên suy xét kỹ càng, tránh ôm đồm quá mức. Mỗi thí sinh chỉ cần từ 4 - 6 nguyện vọng, tập trung vào các ngành phù hợp với sở thích và năng lực.
Bước 2: Ghi nguyện vọng đăng ký vào phiếu đăng ký xét tuyển
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, trong cùng đợt xét tuyển, các thí sinh đăng ký vào trường và ngành học giống nhau sẽ được xem xét một cách bình đẳng, không phụ thuộc vào thứ tự nguyện vọng. Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ được công nhận trúng tuyển vào nguyện vọng có mức ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách.
Ví dụ: Thí sinh A đạt 17 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia. A đăng ký xét tuyển với 4 nguyện vọng sau:
- Nguyện vọng 1: Ngành Kế toán - Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (điểm trúng tuyển 18 điểm)
- Nguyện vọng 2: Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử- Đại học Công nghiệp Quảng Ninh(điểm trúng tuyển 17 điểm)
- Nguyện vọng 3: Ngành Công nghệ Thông tin - Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (điểm trúng tuyển 16 điểm)
- Nguyện vọng 4: Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí - Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (điểm trúng tuyển 14 điểm)
Ở đợt xét tuyển thứ nhất, A trượt nguyện vọng 1 và đủ điểm đỗ vào tất cả các nguyện vọng còn lại, nhưng thí sinh này sẽ chỉ được công nhận trúng tuyển vào duy nhất nguyện vọng 2 - ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.
Từ ví dụ minh họa, có thể thấy cách đăng ký nguyện vọng thi đại học tối ưu chính là sắp xếp các lựa chọn theo mức độ kỳ vọng. Bạn mong muốn trúng tuyển vào trường và ngành học nào nhất, hãy đặt nó ở vị trí số 1. Như vậy, thí sinh sẽ luôn có cơ hội trúng tuyển vào nguyện vọng phù hợp nhất.
Trên đây là cách đăng ký nguyện vọng thi đại học giúp các sĩ tử nâng cao khả năng trúng tuyển vào đúng ngành nghề phù hợp. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin và gợi ý hữu ích. Chúc bạn luôn tự tin với mọi quyết định của bản thân
Những tin mới hơn:
- Những ngành nào xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia 2020 khối A?
- Vừa xét tuyển học bạ lớp 12 vừa xét tuyển bằng kết quả thi THPT có được không?
- Làm hồ sơ xét tuyển học bạ lớp 12: Những lỗi sai thường gặp cần lưu ý
- Tổng hợp kinh nghiệm xử lý từng dạng bài trong đề luyện tiếng Anh thi đại học
- Các chuyên đề luyện thi đại học môn lý và 3 nguyên tắc ôn tập hiệu quả
- Hướng dẫn chi tiết cách thay đổi nguyện vọng thi đại học 2020
- Không đăng ký nguyện vọng có được thêm nguyện vọng sau khi thi đại học?
- Chiến lược luyện đề thi đại học môn Hóa năm 2020 dựa trên cấu trúc đề
- 8 dạng câu hỏi không bao giờ vắng mặt trong bài đọc hiểu đề thi đại học môn Tiếng Anh
- Kinh nghiệm làm bài bất chấp mọi dạng đề luyện thi đại học môn lịch sử
Những tin cũ hơn:
- Cách đặt nguyện vọng thi đại học 2020: 7 sai lầm cần tránh
- Luyện giải đề trước kì thi đại học tiếng Anh: Chiến thuật về thời gian và thứ tự
- Nắm chắc 8 điểm bài thi đại học môn Toán 2020
- Tuyển sinh 2020: Bao nhiêu nguyện vọng thi đại học là đủ?
- Bật mí bí quyết "tránh bẫy" khi làm đề luyện thi Hóa đại học 2020
- Quản trị kinh doanh: Ngành học dành cho những người năng động
- Tài chính – Ngân hàng: Ngành học luôn " khát'' nhân lực
- [Mới nhất] - Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển Đại học 2020
- Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2019
- Sau 2020, học sinh không bắt buộc phải thi để công nhận tốt nghiệp THPT