Cách học hiệu quả cho sinh viên năm nhất chinh phục giảng đường ĐH
Có kế hoạch học tập cụ thể
Đối với sinh viên năm nhất, các bạn nên tìm hiểu về chương trình đào tạo của ngành, khoa của mình (có thể lên trang web của khoa, hỏi thầy cô giáo hoặc tham khảo ý kiến các anh chị khóa trên) để từ đó đưa ra kế hoạch học tập chung cho toàn quá trình học một cách thiết thực nhất.
Trước khi đăng kí môn học ở mỗi học kỳ, sinh viên cần xác định rõ sẽ học gì và khả năng tài chính của bản thân trong học kỳ đó để đăng kí môn học cho phù hợp. Bên cạnh đó, xác định rõ những kĩ năng, những kiến thức cần bổ sung, cần có về kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học liên quan đến chuyên ngành đang học, từ đó dự tính sẽ rèn luyện tất cả những kỹ năng ấy vào học kỳ nào.
Kỹ năng học trên lớp
Khi nghe thầy cô giáo giảng bài, sinh viên cần lưu tâm các điều sau:
- Không được bỏ qua hoặc xem nhẹ thời gian đầu của tiết học.
- Tập trung theo dõi bài giảng, nói chung chưa nên nghĩ đến việc sẽ làm gì vì điều đó sẽ phá vỡ logic của quá trình nghe giảng.
- Tập trung nghe, hiểu vấn đề rồi ghi chép theo ý hiểu của mình. Chú ý ghi dàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc chung của bài giảng, chú ý tới trọng tâm, mấu chốt của vấn đề.
- Tập trung vào những nội dung chính, những điểm quan trọng nhất mà giảng viên thường nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc nhắc lại nhiều lần.
- Chú ý đến các bảng tóm tắt, các sơ đồ và các tài liệu trực quan khác mà giảng viên đã giới thiệu, vì đây là lúc người thầy hệ thống hóa, so sánh, phân tích... để nắm được trình tự tiến dần đi đến kết luận và rút ra cái mới.
- Khi gặp chỗ khó, không hiểu hãy tạm thời gác lại và sẽ cố gắng tìm hiểu những điều đó sau để quá trình nghe giảng không bị gián đoạn.
- Khi bài giảng dừng lại, có thể nêu câu hỏi để đào sâu kiến thức, liên hệ thực tiễn và làm rõ những chỗ chưa hiểu.
- Nên dành vài phút để đọc lướt qua một lượt tài liệu sẽ học trước khi nghe giảng. Biết được những vấn đề khó để nhắc mình chăm chú hơn khi nghe giảng. (Lưu ý: Xem trước không thể thay thế việc nghe giảng bài).
Một điều quan trọng không kém khi đi học chính là kỹ năng ghi chép: Cần phải viết nhanh hơn, và để có thể làm điều đó, chúng ta có thể dùng nhiều ký tự viết tắt hơn miễn là bản thân mình dịch được . Không cần phải ghi tất cả những gì thầy cô nói.
Hãy dành thời gian để nghe các thầy cô giải thích kĩ hơn về định nghĩa, khái niệm, cách chứng minh… Chỉ ghi chép những gì mà chúng ta chưa biết, những điều quan trọng mà sách không có. Ngoài ra, vở của người bạn học sẽ là tài liệu hữu ích vì có thể lúc đãng trí bạn bỏ sót một chi tiết quan trọng trong bài giảng.
Kỹ năng học tại nhà
Như chúng ta đã biết, với học ĐH, việc tự học rất quan trọng. Rất nhiều thủ khoa đầu ra của trường ĐH có phương pháp học tập tại nhà rất thú vị. Đó là áp dụng phương pháp Poromodo của ông Francesco Cirillo, giám đốc điều hành một công ty phần mềm của Ý.
Bạn kết hợp giữa những khoảng học tập tập trung liên tục và các quãng ngắt, bằng cách liệt kê việc học môn nào cần ưu tiên, đặt thời gian khoảng 25 phút, làm việc đến hết thời gian 25 phút, nghỉ giải lao 5 phút. Sau 4 lần nghỉ 5 phút thì nghỉ tối đa 10 phút. Trong lúc học 25 phút, chúng ta có thể nhai kẹo cao su giúp kích thích lượng máu ở não, viết tay, ghi chép giúp ghi nhớ lâu dài, sử dụng "hiệu ứng dây chuyền" bằng cách nhóm các chủ đề tương tự vào cùng với nhau, giúp hệ thống thông tin não bộ, sử dụng bút dạ đa dạng màu sắc để toàn cảnh thông tin, nhẩm lại chi tiết... Trong 10 phút hoặc 5 phút nghỉ dài thì đi bộ quanh nhà giúp cải thiện tinh thần. Nghe nhạc, hít thở sâu 4 giây, 7 giây giữ hơi và 8 giây thở ra cũng sẽ giúp giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung.
Đối với những môn nhiều nội dung, phân khúc, sinh viên có thể tổng hợp tài liệu và làm đề cương cho mỗi phần. Sau đó tiến hành chia nhỏ các nội dung và học theo hình thức cuốn chiếu.
Tìm kiếm tài liệu
Học ĐH, bạn không chỉ đọc mỗi giáo trình ở trên lớp. Để mở rộng kiến thức, sinh viên nên tiếp cận và chọn lọc các nguồn tài liệu, giáo trình, tài liệu tham khảo... Bạn có thể tìm kiếm ở thư viện hoặc cũng có thể tìm hiểu, tra cứu qua mạng internet.
Cần học thêm gì?
Rất nhiều tài liệu hữu ích lại là tiếng Anh. Vì thế, sinh viên cần trau dồi thêm tiếng Anh để hiểu được bài học, nâng cao chuyên môn hơn. Tiếng Anh cũng giúp ích cho các bạn sau khi ra trường, do đó việc học thêm tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, sinh viên có thể học thêm kỹ năng mềm giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm sống hữu ích.
Luôn giữ sức khỏe tốt, tinh thần lạc quan khi học
Một sự thật rằng việc học trong tình trạng áp lực, bí bách kém hiệu quả hơn hẳn so với việc có tâm lý tốt, thoải mái và thích thú khi học. Đừng gò bó, ép buộc bản thân trong khuôn khổ chật hẹp, tạo áp lực cho chính mình. Hãy thật thoải mái trong học tập. Mỗi người nên tự đề ra mục tiêu cụ thể- một mục tiêu mà bạn thực sự khao khát,ham thích. Đó là động lực lớn để bạn phấn đấu. Kết hợp giữa học và thư giãn. Tuy nhiên, chúng ta không nên sử dụng mạng xã hội hay chơi game quá nhiều vì dễ dẫn tới "nghiện game", lơ là học tập. Duy trì chế độ sinh hoạt điều độ, không thức quá khuya, không dậy quá sớm, ăn uống hợp lí.
Những tin mới hơn:
- Trắc nghiệm tìm ngành nghề phù hợp cho học sinh
- Soi mức lương ra trường của 4 ngành học có điểm chuẩn cao hàng đầu cả nước
- Không biết thích gì, học ngành gì thì phải làm sao?
- Chân dung 4 nam sinh vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2021
- Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung một số ngành đào tạo trình độ ĐH mới
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói về những thí sinh trên 27 điểm vẫn trượt ĐH
- Đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói gì?
- Chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 có thể giảm mạnh
- Đang là sinh viên, thi lại ĐH năm sau có cần bảo lưu? Hồ sơ thi lại ra sao?
- Có phải tất cả sinh viên sư phạm đều được hỗ trợ 3,63 triệu/tháng?
Những tin cũ hơn:
- Những sai lầm thường thấy khi phụ huynh giúp con chọn nghề
- Những ngành học lên ngôi sau đại dịch
- Lưu ý gì khi học online để tránh điện thoại phát nổ?
- Hàng nghìn sinh viên chậm tốt nghiệp
- Công nghệ thông tin logistics sẽ lên ngôi trong thời gian tới
- Bộ trưởng GD-ĐT: Kéo dài thời gian năm học để bù đắp kiến thức cho học sinh
- Cách học online hiệu quả cho học sinh, sinh viên
- Đề xuất đào tạo cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS
- Xu hướng các trường ĐH tuyển sinh 2022
- Ông Mai Văn Trinh thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022