Cách tính điểm xét tuyển ĐH 2022
Thời gian công bố điểm chuẩn 2022
Hiện tại, các trường ĐH đều sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh như xét tuyển IELTS, xét tuyển kết hợp, xét học bạ... trong đó phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 vẫn chiếm chủ đạo. Năm nay thí sinh xét tuyển tất cả phương thức đều đăng ký nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT.
Các trường đại học dự kiến thời gian công bố điểm chuẩn xét tuyển trong 3 ngày 15, 16 và 17/9, ngay sau khi kết thúc lọc ảo 6 lần.
Cách tính điểm xét Đại học 2022
Điểm chuẩn hay còn gọi là điểm trúng tuyển là mức điểm thí sinh cần đạt được để đủ điều kiện trúng tuyển vào ngành học của trường đăng ký xét tuyển. Điểm chuẩn không phải do các trường ĐH tự đề ra mà do các thí sinh tự cạnh tranh với nhau. Ở nhiều trường ĐH, lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào rất đông, vượt qua chỉ tiêu cho phép nên nhiều trường ĐH sẽ sử dụng thêm cả tiêu chí phụ bên cạnh điểm chuẩn để thông báo trúng tuyển.
Công thức tính điểm xét tuyển đại học
Thông thường, với các ngành không có môn chính hay không có môn nhân hệ số trong tổ hợp xét tuyển, có thể tính điểm xét tuyển theo công thức sau:
Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó: Điểm M1, M2, M3 lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký. Điểm ưu tiên là điểm cộng khu vực hoặc điểm cộng đối tượng ưu tiên.
- Cụ thể các khu vực tuyển sinh:
- Khu vực 1 (KV1): Cộng ưu tiên 0,75 điểm
- Khu vực 2 (KV2): Cộng ưu tiên 0,25 điểm
- Khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT): Cộng ưu tiên 0,5 điểm
- Khu vực 3 (KV3): Không được cộng điểm ưu tiên
- Cụ thể các đối tượng ưu tiên:
Điểm ưu tiên đại học theo đối tượng chính sách.
Như vậy, nếu thí sinh thuộc một trong các đối tượng và khu vực dưới đây, điểm cộng của thí sinh sẽ được tính như sau:
- Nhóm ưu tiên 1: được cộng 2 điểm
- Nhóm ưu tiên 2: được cộng 1 điểm
- Khu vực 1: được cộng 0,75 điểm
- Khu vực 2: được cộng 0,25 điểm
- Khu vực 2 - NT: được cộng 0,5 điểm
Những tin mới hơn:
- Thí sinh được điều chỉnh phương thức, tổ hợp khi đăng ký nhầm
- Các cách tra cứu điểm chuẩn ĐH 2022
- Bộ GD&ĐT lưu ý các thí sinh sau khi biết điểm chuẩn 2022
- Hướng dẫn xác nhận nhập học trực tuyến
- Cách viết lý lịch học sinh, sinh viên Đại học, Cao đẳng 2022
- Kinh nghiệm học tốt các môn đại cương, giúp sinh viên qua môn dễ dàng
- Thông tin cần nắm được về nghĩa vụ quân sự 2023
- Điểm tên các loại laptop tốt cho học sinh, sinh viên học tập
- Lời khuyên từ sinh viên đi trước cho sinh viên năm nhất
- Các phương thức tuyển sinh 2023 sẽ được triển khai theo hướng như thế nào?
Những tin cũ hơn:
- Thí sinh chưa nộp lệ phí liệu có còn cơ hội xét tuyển ĐH?
- Quy trình lọc ảo để xét tuyển ĐH năm 2022 như thế nào?
- Các mốc thời gian cần chú ý sau khi đăng ký nguyện vọng 2022
- Tuyển sinh 2022: Chuyên gia đưa ra 4 bước đăng ký nguyện vọng chắc chắn đỗ
- Tuyển sinh đại học 2022: Chức năng nộp lệ phí xét tuyển chỉ mở từ ngày 21-8
- Thời gian và cách thức nộp lệ phí nguyện vọng xét tuyển ĐH 2022
- Để không bị loại khi đã trúng tuyển
- Chuyên gia hướng dẫn cách sắp xếp nguyện vọng tăng khả năng đỗ 2022
- Sau khi biết điểm thi, thí sinh cần chú ý làm gì?
- Phổ điểm thi, phổ điểm các tổ hợp xét tuyển ĐH 2022