Chân dung 4 nam sinh vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2021
Nguyễn Hoàng Khánh (Trường THPT Bạch Đằng, Quảng Ninh)
Hoàng Khánh được mệnh danh là "ông vua tốc độ" với màn thể hiện xuất sắc trong cuộc thi quý I của Đường lên đỉnh Olympia 2021. Cậu lập kỷ lục vượt qua 17 câu hỏi ở phần thi Khởi động trong vòng 60 giây. Hoành Khánh giành vòng nguyệt quế cuộc thi với tổng điểm 375.
Thầy giáo Trần Duy Tuấn, giáo viên chủ nhiệm của Hoàng Khánh, chia sẻ: Ngay từ ngày mới vào lớp 10, tôi cùng các giáo viên bộ môn của lớp đã nhận thấy tố chất đặc biệt của em Nguyễn Hoàng Khánh trong việc tư duy nhanh nhạy, trí nhớ tốt và quan trọng là rất ham học hỏi, tự học và tự cập nhật kiến thức.
Theo Khánh chia sẻ, tự học vẫn là vấn đề mấu chốt đối với cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia vì đây là một cuộc thi yêu cầu kiến thức tổng hợp. Kiến thức của em, ngoài được tiếp thu ở trường, ở lớp, qua các thầy cô thì một phần rất lớn là do đọc sách và tự tìm hiểu thông qua máy tính kết nối mạng, smartphone. Niềm ham mê đọc sách Khánh có được là từ bà ngoại và mẹ, đều là giáo viên dạy văn. Khánh thừa hưởng kho sách của bà, của mẹ từ những ngày còn bé và làm đầy thêm kho sách quý giá ấy qua từng năm.
Nguyễn Việt Thái (THPT chuyên Ngoại ngữ, Hà Nội)
Thí sinh thứ 2 góp mặt trong cuộc thi Chung kết Đường lên đỉnh Olympia là Nguyễn Việt Thái đến từ trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia HN). Cậu là thí sinh giành được tối đa điểm số ở phần thi Tăng tốc với 160 điểm ở cuộc thi tháng 3 quý 2.
Việt Thái là học sinh giỏi, đạt nhiều giải thưởng trong các hoạt động ngoại khóa: Quán quân giải đấu Olympia do trường THPT chuyên Lào Cai tổ chức, trưởng ban dự án The X Olympia Challenge - dự án về Olympia do học sinh toàn quốc lập ra với mục tiêu lan tỏa tình yêu với chương trình.
Nam sinh chia sẻ: “Hiện, em đã hoàn toàn sẵn sàng cho trận đấu sắp tới. Tất nhiên, em cũng có chút hồi hộp. Trong thời gian qua, em đã cố gắng để thu nhận những kiến thức trong chương trình THPT và cập nhật các kiến thức thời sự để chuẩn bị cho cuộc thi chung kết”.
Việt Thái cho rằng mình có một chút lợi thế về tốc độ. Ngoài ra, là học sinh chuyên ngữ nên Thái có lợi thể ở một số câu hỏi tiếng Anh. Tuy nhiên, cậu lại không tự tin với những câu hỏi về IQ, tư duy logic.
4 thí sinh vào Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2021 Hoàng Khánh, Việt Thái, Hải An và Duy Anh (từ trái qua phải)
Nguyễn Thiện Hải An (THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Hà Nội)
Hải An giành được vòng nguyệt quế quý 3 với số điểm 325. Thực tế, Hải An cũng là gương mặt khá quen thuộc trong các cuộc thi trí tuệ. Nam sinh từng đạt được danh hiệu Á quân Chung kết năm cuộc thi Chinh Phục - Vietnams Brainest Kid mùa thứ 3. Nam sinh đã xuất sắc trả lời được 28 câu hỏi trong vòng 60 giây - một thành tích cũng khá khủng trong chương trình.
Ngoài ra, Hải An cũng có năng khiếu đặc biệt với môn Toán khi từng giành vô số huy chương trong các quốc thi quốc tế: Huy chương Đồng vòng Mùa thu, kỳ thi Toán học không biên giới; Huy chương Vàng (Hạng Prize - đạt điểm tuyệt đối cao nhất của cuộc thi) vô địch Toán cấp trung học Úc mở rộng; Huy chương Vàng kỳ thi Toán ở Hoa Kỳ; Giải Nhất môn Hóa học/Khoa học Học sinh giỏi thành phố.
Hải An tự nhìn nhận mình có ưu điểm về tốc độ. Dù theo học khối chuyên tự nhiên, nhưng Hải An lại đặc biệt có sở trường ở lĩnh vực văn học và kiến thức hiểu biết chung. “Em bổ sung nhiều hơn về những kiến thức về thể thao, nghệ thuật cũng như tin tức thời sự gần đây”, Hải An chia sẻ trước trận Chung kết.
Nguyễn Đình Duy Anh (Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An)
Thí sinh cuối cùng ghi tên mình vào trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2021 là Nguyễn Đình Duy Anh. Cậu vào thi quý 3 vơi tư cách là thí sinh có số điểm về Nhì cao nhất ở cuộc thi tháng.
Niềm đam mê Olympia của Duy Anh được truyền từ mẹ - một giáo viên dạy Ngữ văn. Được thầy cô giúp đỡ ôn tập, bồi dưỡng kiến thức, đồng thời các bạn ở lớp và CLB tạo điều kiện, Duy Anh cảm thấy dễ dàng hơn trong việc ôn tập để thi Olympia.
Trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21 được tổ chức vào ngày Chủ nhật 14/11/2021 tại Trường quay S14 - Đài Truyền hình Việt Nam và truyền hình trực tiếp đến 4 điểm cầu tại các trường THPT mà các “nhà leo núi” đang theo học
Những tin mới hơn:
- Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung một số ngành đào tạo trình độ ĐH mới
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói về những thí sinh trên 27 điểm vẫn trượt ĐH
- Đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói gì?
- Chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 có thể giảm mạnh
- Đang là sinh viên, thi lại ĐH năm sau có cần bảo lưu? Hồ sơ thi lại ra sao?
- Có phải tất cả sinh viên sư phạm đều được hỗ trợ 3,63 triệu/tháng?
- 7 sai lầm khiến học tiếng Anh mãi không giỏi
- Sinh viên đi làm thêm đúng ngành học giúp 'ghi điểm' trong mắt nhà tuyển dụng
- 7 lời khuyên dành cho sinh viên năm nhất để không phí 4-5 năm ĐH
- Xét tuyển đại học, không chỉ trông chờ vào thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
Những tin cũ hơn:
- Không biết thích gì, học ngành gì thì phải làm sao?
- Soi mức lương ra trường của 4 ngành học có điểm chuẩn cao hàng đầu cả nước
- Trắc nghiệm tìm ngành nghề phù hợp cho học sinh
- Cách học hiệu quả cho sinh viên năm nhất chinh phục giảng đường ĐH
- Những sai lầm thường thấy khi phụ huynh giúp con chọn nghề
- Những ngành học lên ngôi sau đại dịch
- Lưu ý gì khi học online để tránh điện thoại phát nổ?
- Hàng nghìn sinh viên chậm tốt nghiệp
- Công nghệ thông tin logistics sẽ lên ngôi trong thời gian tới
- Bộ trưởng GD-ĐT: Kéo dài thời gian năm học để bù đắp kiến thức cho học sinh