Chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 có thể giảm mạnh
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã đưa ra phương thức tuyển sinh ĐH chính quy dự kiến năm 2022. Theo đó, trường vẫn giữ 3 phương thức tuyển sinh như năm 2021. Đáng chú ý là chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 giảm đáng kể so với năm ngoái. Trường chỉ còn 10-20% chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp; phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức chiếm tỷ lệ lớn nhất 60-70%; phương thức xét tuyển tài năng là 20-30%.
Trường ĐH Sư phạm TPHCM cũng dự kiến năm 2022 có nhiều phương thức xét tuyển, trong đó có phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt. Trường sẽ tăng tỷ lệ chỉ tiêu cho phương thức có sử dụng kết quả kỳ thi này vào trường. Năm 2021, trường phải hủy kỳ thi do dịch Covid-19, trong khi chỉ tiêu là 20%.
Năm 2022, dự báo có nhiều trường ĐH tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển sinh phù hợp với yêu cầu đào tạo. Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM vẫn luôn thu hút đông các thí sinh khu vực phía Nam tham gia. Năm 2022 cơ bản giữ ổn định như năm 2021 về nội dung đề thi, tổ chức thành 2 đợt/năm. Hiện đã chốt thời gian tổ chức đợt 1 vào Chủ nhật cuối cùng của tháng 3. Một điểm mới của kỳ thi này là mở rộng phạm vi tổ chức kỳ thi để tạo cơ hội cho nhiều thí sinh hơn trong bối cảnh dịch bệnh có thể sẽ hạn chế việc di chuyển của các em. Ngoài 7 địa phương của năm trước đó (TPHCM, Bến Tre, An Giang, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Đắk Lắk), kỳ thi này năm 2022 có thể diễn ra ở một số địa phương khác.
Sang năm tới, ĐH Quốc gia HN có kế hoạch tổ chức 7-8 đợt thi đánh giá năng lực quy mô lớn với học sinh phổ thông. Dự kiến kỳ thi diễn ra từ tháng 2 đến tháng 8/2022 để sử dụng kết quả này tuyển sinh ĐH.
Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường ĐH chủ động hợp tác, liên kết tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, kiểm tra tư duy tại các địa phương, tổ chức xét tuyển chung nhằm đáp ứng yêu cầu riêng của từng cơ sở đào tạo. Đồng thời, tạo điều kiện, cơ hội tốt nhất cho thí sinh, tránh việc thí sinh phải đi lại tốn kém hoặc phải tham dự nhiều kỳ thi, tiến tới hình thành các trung tâm khảo thí chuyên nghiệp của các cơ sở giáo dục ĐH và trung tâm khảo thí độc lập
Những tin mới hơn:
- Đang là sinh viên, thi lại ĐH năm sau có cần bảo lưu? Hồ sơ thi lại ra sao?
- Có phải tất cả sinh viên sư phạm đều được hỗ trợ 3,63 triệu/tháng?
- 7 sai lầm khiến học tiếng Anh mãi không giỏi
- Sinh viên đi làm thêm đúng ngành học giúp 'ghi điểm' trong mắt nhà tuyển dụng
- 7 lời khuyên dành cho sinh viên năm nhất để không phí 4-5 năm ĐH
- Xét tuyển đại học, không chỉ trông chờ vào thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
- Những thông tin mới nhất về tuyển sinh đại học năm 2022
- Mất gốc Tiếng Anh làm thế nào để đạt được 6 điểm khi thi?
- Đang là sinh viên, thi lại ĐH năm sau có cần bảo lưu? Hồ sơ thi lại ra sao?
- Tuyển sinh đại học theo tiêu chí mới, thí sinh cần chuẩn bị gì?
Những tin cũ hơn:
- Đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói gì?
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói về những thí sinh trên 27 điểm vẫn trượt ĐH
- Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung một số ngành đào tạo trình độ ĐH mới
- Chân dung 4 nam sinh vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2021
- Không biết thích gì, học ngành gì thì phải làm sao?
- Soi mức lương ra trường của 4 ngành học có điểm chuẩn cao hàng đầu cả nước
- Trắc nghiệm tìm ngành nghề phù hợp cho học sinh
- Cách học hiệu quả cho sinh viên năm nhất chinh phục giảng đường ĐH
- Những sai lầm thường thấy khi phụ huynh giúp con chọn nghề
- Những ngành học lên ngôi sau đại dịch