Chọn học ngành Kinh tế - Làm sao để ra trường có việc làm?
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, giai đoạn 2018-2025 cả nước cung cấp 2,5 triệu việc làm, kinh tế - tài chính - hành chính là nhóm ngành chiếm tỷ trọng việc làm cao (33%).
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng hàng năm hàng nghìn cử nhân kinh tế chật vật tìm việc, phải làm trái ngành, hay thậm chí là thất nghiệp, trong khi doanh nghiệp vẫn bị thiếu hụt nhân sự chất lượng cao cho nhóm ngành này.
Lý giải nguyên nhân có thể phần lớn do sinh viên ra trường có khả năng thích nghi kém. Khối ngành kinh tế khá đặc thù, luôn biến động, đòi hỏi sự thích ứng, sáng tạo và không sợ thất bại.
Một sinh viên nếu chỉ sở hữu học bạ điểm cao nhưng thiếu kỹ năng, kinh nghiệm sẽ khó đáp ứng được yêu cầu công việc trong thời đại 4.0. Ngoài ra, một bộ phận sinh viên ngành kinh tế học cầm chừng, nóng vội chứng tỏ khả năng tự kinh doanh, hoặc lao vào các công việc làm thêm với mong muốn làm đẹp CV bằng kinh nghiệm làm việc dày đặc.
Tuy nhiên, việc chỉ học cho có nhưng thiếu sự đầu tư nghiêm túc sẽ dẫn đến học không thấu đáo, thiếu đam mê với ngành học. Sinh viên kinh tế thuộc nhóm này sẽ thiếu kỹ năng và trình độ chuyên môn cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng hiện nay.
Để phù hợp với thời đại hiện nay, sinh viên kinh tế cần Đáp ứng, thích nghi và đổi mới. Mức độ cạnh tranh việc làm ở TP.HCM nằm trong khoảng 1/46 và Hà Nội là 1/33. Riêng nhóm ngành kinh tế, mức độ cạnh tranh cao hơn với tỷ lệ 1/60, ở những vị trí lao động bậc cao mức cạnh tranh có thể là 1/400 người.
Do đó, ngoài kiến thức chuyên môn, người học cần đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng số, ngoại ngữ, các kỹ năng mềm, và kinh nghiệm làm việc, đồng thời phải thích nghi và liên tục cập nhật xu hướng đổi mới để bắt kịp thời đại, hội nhập cùng thế giới. Tất cả những điều này cần được chuẩn bị ngay từ giảng đường đại học, để tăng sức cạnh tranh cho sinh viên ngay khi tốt nghiệp.
Những tin mới hơn:
- Đăng ký thi tốt nghiệp THPT trên Cổng dịch vụ công quốc gia
- Học tốt khối thi này nhưng muốn xét tuyển khối khác, phải làm sao?
- Chọn ngành học theo sở thích hay ngành ra trường có công việc ổn định?
- Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021: Khai sinh nhiều ngành học mới
- Từ năm 2021, đăng ký thi tốt nghiệp THPT trên cổng dịch vụ công quốc gia
- Chuyên gia tuyển sinh đưa ra lời khuyên khi chọn ngành, chọn sai ngành phải làm sao?
- Năm 2021, vẫn được điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT
- 6 ngành nghề được dự đoán tiếp tục siêu HOT trong năm 2021
- 6 sự kiện giáo dục đáng chú ý nhất của năm 2020
- Sắp tới, học sinh THPT sẽ chỉ phải học 7 môn học bắt buộc, 5 môn tự chọn
Những tin cũ hơn:
- Hướng dẫn làm hồ sơ, đăng ký dự thi THPT quốc gia 2021 cho thí sinh thi lại
- Đề thi thử Toán THPT quốc gia 2021 lấy 8+
- Kinh nghiệm và kế hoạch ôn thi Toán tốt nghiệp THPT 2021 cho 2K3
- Những ngành nghề cần ngoại hình
- Tuyển tập nhận định hay về các tác phẩm văn học lớp 12
- Bộ GD&ĐT đề nghị hoãn tăng học phí năm học 2021-2022
- Chỉ bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT trong 1 năm
- Bị điểm liệt, thi lại tốt nghiệp THPT 2021 thế nào?
- Sau cuộc chiến điểm chuẩn năm nay, học sinh lớp 12 nên tính đường khác vào ĐH?
- NHỮNG APP MÀ SINH VIÊN NÊN CÓ TRONG ĐIỆN THOẠI