Chọn ngành học theo sở thích hay ngành ra trường có công việc ổn định?
Trong Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2021 do báo Tuổi trẻ tổ chức, một học sinh lớp 12 đặt câu hỏi: "Không chỉ riêng em mà rất nhiều bạn đều mong muốn có được một công việc ổn định hơn là chọn công việc theo sở thích. Trong những năm tới, ngành nào là lý tưởng nhất?".
TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - trải lòng với một người ở tuổi 17, 18 cần phải biết ước mơ, có hoài bão và có khát vọng.
"Nếu tôi là các bạn, tôi sẵn sàng chấp nhận mọi thứ để lựa chọn công việc theo sở thích và đam mê của mình. Tôi sẽ làm giàu bằng chính năng lực và sở thích của tôi. Khi các bạn làm việc mình yêu thích mới dễ thành công, thậm chí có thể chấp nhận thất bại để thành công.
Tôi khuyên em là một người trẻ phải dám làm và dám chịu. Người trẻ nên chọn công việc theo sở thích, phù hợp với năng lực của chính mình, phải luôn nỗ lực và biết phấn đấu vươn lên để đi đến thành công", Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ cho hay.
ThS Nguyễn Thái Châu, giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính - marketing, cho rằng thực tế hiện nay học sinh rất khó để có thể sớm tìm được sở thích của mình đối với ngành nghề nào khi 18 tuổi. Do đó, dù chưa biết mình phải làm gì, thích gì thì cũng không nên quá lo lắng.
"Các bạn cần phải trải nghiệm, tự khám phá bản thân, xác định được đam mê để có thể có quyết định tốt hơn cho tương lai của mình. Hãy tự tìm hiểu thông tin về tất cả các ngành mà bạn biết, đọc thật nhiều về chúng và thử làm một công việc nào đó có liên quan đến nó xem bạn có cảm thấy thích nó không, nếu mỗi ngày đều làm công việc ấy thì sẽ như thế nào... Với niềm yêu thích công việc thì mọi khó khăn cũng trở nên dễ dàng với bạn", thầy Châu khuyên nhủ.
PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Nông lâm TP.HCM gơi ý: "Các em nên suy nghĩ để hiểu được chính mình, để nhận biết được mình thích làm gì. Các em nên chọn những ngành có nhu cầu nhân lực đa dạng, thậm chí có thể tự tạo công việc, sống được với nghề mình học và còn có thể làm chủ, tạo ra việc làm cho người khác"
Những tin mới hơn:
- Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021: Khai sinh nhiều ngành học mới
- Từ năm 2021, đăng ký thi tốt nghiệp THPT trên cổng dịch vụ công quốc gia
- Chuyên gia tuyển sinh đưa ra lời khuyên khi chọn ngành, chọn sai ngành phải làm sao?
- Năm 2021, vẫn được điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT
- 6 ngành nghề được dự đoán tiếp tục siêu HOT trong năm 2021
- 6 sự kiện giáo dục đáng chú ý nhất của năm 2020
- Sắp tới, học sinh THPT sẽ chỉ phải học 7 môn học bắt buộc, 5 môn tự chọn
- Chọn học ngành Kinh tế - Làm thế nào để ra trường có việc làm?
- Tìm hiểu ngành học siêu tiềm năng, không lo thất nghiệp mà còn khiến nhiều người nể phục
- Học sinh tự chọn môn học: Nỗi lo môn Lịch sử bị ghẻ lạnh, giáo viên thất nghiệp
Những tin cũ hơn:
- Học tốt khối thi này nhưng muốn xét tuyển khối khác, phải làm sao?
- Đăng ký thi tốt nghiệp THPT trên Cổng dịch vụ công quốc gia
- Chọn học ngành Kinh tế - Làm sao để ra trường có việc làm?
- Hướng dẫn làm hồ sơ, đăng ký dự thi THPT quốc gia 2021 cho thí sinh thi lại
- Đề thi thử Toán THPT quốc gia 2021 lấy 8+
- Kinh nghiệm và kế hoạch ôn thi Toán tốt nghiệp THPT 2021 cho 2K3
- Những ngành nghề cần ngoại hình
- Tuyển tập nhận định hay về các tác phẩm văn học lớp 12
- Bộ GD&ĐT đề nghị hoãn tăng học phí năm học 2021-2022
- Chỉ bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT trong 1 năm