Chưa xác nhận nhập học, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bổ sung
Theo kế hoạch tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 15/10 đến hết năm 2020, các trường tổ chức xét tuyển bổ sung đến khi đủ chỉ tiêu.
Các trường có thể tổ chức xét tuyển bổ sung 1 lần hay nhiều lần. Để bảo đảm quyền lợi của mình, các thí sinh cần lưu ý các quy định liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xét tuyển ở các đợt tuyển sinh bổ sung. Theo đó, ngoài việc thường xuyên thông tin về điều kiện, thời gian nhận hồ sơ, mức điểm nhận hồ sơ... của các ngành, trường mình có nguyện vọng đăng ký xét tuyển bổ sung trên trang thông tin điện tử của trường, thí sinh cũng có thể tham khảo, cân nhắc thêm cơ hội đăng ký xét tuyển vào các chương trình liên kết đào tạo quốc tế.
Đáng chú ý, cơ hội đăng ký xét tuyển bổ sung không chỉ dành cho các thí sinh chưa trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng ở đợt xét tuyển đầu tiên.
Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành Đào tạo giáo viên hệ chính quy quy định rõ: "Thí sinh chưa trúng tuyển hay đã trúng tuyển mà chưa xác nhận nhập học vào bất cứ trường nào có thể thực hiện đăng ký xét tuyển bổ sung trực tuyến hoặc theo phương thức khác do trường quy định".
Như vậy, trong trường hợp thí sinh đã trúng tuyển đại học, cao đẳng ở đợt 1 nhưng vì nguyên nhân nào đó mà chưa làm thủ tục xác nhận nhập học (trong thời gian từ ngày 5/10 đến trước 17h ngày 10/10/2020), các em vẫn có thể đăng ký xét tuyển bổ sung theo nguyện vọng.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để bảo đảm công bằng cho các thí sinh tham gia xét tuyển bổ sung, các trường chỉ được thực hiện xét tuyển sau khi kết thúc thời hạn nhận hồ sơ đăng ký của thí sinh.
Trong thời gian này, nhiều trường đại học có tiếng cũng vẫn còn chỉ tiêu và đã thông báo tuyển sinh như một số khoa, trường trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế, Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh, ĐH Luật Hà Nội, ĐH Nông Lâm hay Học viện An ninh nhân dân…
Năm nay, nhiều thí sinh điểm cao vẫn trượt nguyện vọng 1 và đây là thời điểm các trường có thể tuyển được các thí sinh giỏi đợt xét tuyển bổ sung này.
Những tin mới hơn:
- Trọn bộ từ vựng Tiếng Anh lớp 12 cần nhớ ôn thi học kỳ và THPT quốc gia
- Thí sinh đỗ đại học bằng điểm thi tốt nghiệp, trượt vì điều kiện học bạ
- Lưu ý gì để không trượt ĐH chỉ vì điều kiện học bạ dù thừa điểm chuẩn?
- Bộ GD&ĐT chốt phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2021
- Khẩn trương rà soát, chấn chỉnh công tác tuyển sinh đại học năm 2020
- 10 điều sinh viên năm nhất nào cũng nên làm để không phải hối hận khi học Đại học
- Những quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/11 mà học sinh, giáo viên cần biết
- 5 năm tới, kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn giữ ổn đinh như năm nay
- Chính sách hỗ trợ 3.63 triệu đồng/tháng phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm, thủ tục để nhận hỗ trợ
- NHỮNG APP MÀ SINH VIÊN NÊN CÓ TRONG ĐIỆN THOẠI
Những tin cũ hơn:
- Điểm cao vẫn trượt, ban tuyển sinh trường ĐH lưu ý 2K3 những điều này khi xét tuyển
- Hướng dẫn bảo lưu điểm thi THPT 2020
- Điểm chuẩn đại học bùng nổ, nhiều thí sinh ngỡ ngàng, rơi vào thế bí
- Sau khi biết điểm chuẩn ĐH thí sinh nên làm gì?
- Xét tuyển đại học: Thực hiện 6 lần lọc thí sinh ảo để 5/10 công bố điểm
- Nhập học 2020: Hướng dẫn viết lý lịch sinh viên theo mẫu của Bộ GD&ĐT
- Điểm nguyện vọng 2 có cao điểm hơn nguyện vọng 1? Nguyện vọng 2 có bị tăng điểm không?
- Khi nào có điểm chuẩn Đại học 2020?
- Hướng dẫn bảo lưu điểm thi THPT 2020
- Điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển: Thí sinh chưa vội