Chuyên gia cảnh báo điều chỉnh nguyện vọng: Không cẩn thận, điểm cao vẫn trượt
PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho hay: "Đạt điểm cao là điều rất vui, nhưng nếu mặt bằng chung điểm ở tổ hợp xét tuyển cũng cao, ngành chọn lại là ngành “hot” thì cũng nên thận trọng". Ông nêu thực tế các năm trước, có những em đạt điểm cao, thậm chí 25-26 điểm nhưng vẫn trượt ĐH hoặc trúng tuyển vào ngành ít mong muốn.
PGS. Linh khuyên trước hết, thí sinh cần rà soát lại các ngành và trường ĐH đã lựa chọn dựa trên sở thích và năng lực của bản thân; xem kỹ các điều kiện và tổ hợp xét tuyển của từng ngành, từng trường. Bên cạnh đó, thí sinh nên tranh thủ thời gian tìm hiểu thêm thông tin về các ngành nghề (nội dung đào tạo, cơ hội việc làm hoặc cơ hội học lên cao sau khi tốt nghiệp). Đây là việc kết hợp giữa “nhìn gần”, “nhìn xa” và lắng nghe chính mình.
Một việc quan trọng không thể bỏ qua là cần xem thông tin điểm chuẩn 1-2 năm gần đây của các ngành dự định đăng ký và phổ điểm các môn thi, các tổ hợp thi năm 2021, so sánh với phổ điểm năm 2019 và năm 2020 để có dự đoán xu hướng tăng hay giảm của điểm chuẩn. Dự đoán được điểm chuẩn là việc không đơn giản.
Tuy nhiên, thí sinh có thể tham khảo trang thông tin tuyển sinh của trường và trên phương tiện truyền thông đại chúng chính thống. Nếu điểm thi không được như mong muốn, thí sinh cần bình tĩnh xem điểm của mình so với phổ điểm năm nay ra sao, cao thấp hơn so với mặt bằng bao nhiêu. Thí sinh cũng cần xem lại điểm chuẩn của ngành, trường năm 2020 mà các em đã đăng ký, so sánh xem điểm đạt được.
Theo PGS. Linh, sau khi xem xét kỹ, nếu điểm chỉ thấp hơn một chút (tầm 0,25-1 điểm) so với điểm chuẩn năm trước của các ngành đã chọn thì nguyện vọng 1 và 2 vẫn nên để là những ngành thí sinh yêu thích nhất. Các nguyện vọng tiếp theo là những ngành có điểm chuẩn các năm trước tương đương với điểm thi của thí sinh. Và để chắc chắn, nên đặt thêm 2-3 nguyện vọng vào các ngành có điểm chuẩn năm trước thấp hơn điểm thi 1-3 điểm.
Với những trường hợp điểm thi thấp hơn so với mặt bằng chung, thấp hơn quá nhiều so với điểm chuẩn của ngành, trường mà thí sinh đã đăng ký, cần phải cân nhắc, điều chỉnh các nguyện vọng phù hợp với điểm thi theo chiến lược tương tự như trên. Không nên chọn các ngành có dự báo điểm chuẩn cao hơn nhiều, ví dụ từ 3-5 điểm, so với điểm thi thực tế. Dù điểm thế nào, chỉ cần đạt trên điểm sàn, nếu khéo léo, thí sinh vẫn có cơ hội trúng tuyển vào ngành gần hoặc ngành tương tự ngành mình mong muốn.
Những tin mới hơn:
- Có được thay đổi tất cả các ngành, các trường khi điều chỉnh nguyện vọng?
- Công bố điểm thi THPT đợt 2 vào ngày 16/8 trước 1 tuần so với thông báo trước đó
- Hướng dẫn Chi tiết thay đổi Nguyện vọng trực tuyến năm 2021 và Xử lí lỗi thường gặp
- Tổng hợp địa chỉ Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 2 chính xác nhất
- Chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm điều chỉnh nguyện vọng để tránh điểm cao vẫn trượt ĐH
- Tuyển sinh 2021: Thí sinh đã nhập học không được điều chỉnh nguyện vọng
- Những lưu ý điều chỉnh nguyện vọng vào đại học năm 2021
- Thí sinh có 2 ngày để thử điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH-CĐ 2021
- 12 lưu ý đặc biệt từ Bộ GD&ĐT với các thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 2021
- Gần 80.000 thí sinh thực tập điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển 2021
Những tin cũ hơn:
- Chi tiết số lượng thí sinh chưa thi tốt nghiệp THPT đợt 2 của từng địa phương
- Cập nhật lịch xét tuyển ĐH mới nhất năm 2021
- Bộ GD-ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT đợt 2 vào 24/8
- Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp THPT 2021
- Nên xác nhận nhập học sớm hay chờ điểm chuẩn nguyện vọng?
- Thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT sẽ xét tuyển đại học như thế nào?
- Tất tần tật thông tin phúc khảo điểm thi tốt nghiệp THPT 2021
- Môn Lịch sử đội sổ, điểm chuẩn khối C sẽ thế nào?
- Bao giờ có điểm sàn, điểm chuẩn Đại học 2021?
- Cả nước có 1.280 thí sinh trượt tốt nghiệp do bị điểm liệt