Đậu ngành yêu thích nhưng khi học thấy không phù hợp, có nên chuyển ngành?
Theo thạc sĩ Xuân Dung, Giám đốc Trung tâm Truyền thông một trường Đại học cho hay, trong trường hợp đã trúng tuyển ĐH và theo học một thời gian lại cảm thấy không phù hợp, sinh viên cũng có thể thực hiện các thủ tục để xin chuyển sang ngành học khác phù hợp hơn.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ GD&ĐT, sinh viên không được chuyển ngành ở năm 1 và năm 4. Vì vậy, các em cần cố gắng hoàn thiện các môn học ở năm thứ nhất và thực hiện thủ tục chuyển ngành học ở năm 2 hoặc năm 3. Bên cạnh đó, sinh viên chỉ được chọn chuyển sang một ngành mới có điểm trúng tuyển bằng hoặc thấp hơn với ngành cũ, kèm theo một số điều kiện khác về học lực, hạnh kiểm.
PGS-TS Nguyễn Văn Thụy đến từ trường ĐH Ngân hàng TPHCM cho rằng nếu chọn sai ngành thì sẽ khó phát huy năng lực, khó chạm tới đỉnh cao sự nghiệp và đáng tiếc hơn là bạn đánh mất khoảng thời gian quý báu nhất của bản thân.
"Do vậy, một lần nữa hãy hiểu mình, hiểu nghề để không phải thốt ra từ giá như. Đồng thời, trong quá trình học ĐH, các em cần chủ động trải nghiệm các công việc làm thêm để hiểu rõ hơn đời sống công việc thực tiễn. Đó là quá trình hoàn thiện bản thân và tìm kiếm, phát huy năng lực sự nghiệp", ông Thụy chia sẻ.
Ở một góc độ khác, tiến sĩ Nguyễn Văn Khả, Phó giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công thương TP.HCM, nhìn nhận việc cảm thấy không phù hợp với ngành đã chọn là điều bình thường vì nghề nghiệp luôn vận động, thay đổi.
"Tuy nhiên, trong thời điểm này, yêu thích ngành nghề nào thì các em cứ mạnh dạn chọn và có quyết tâm, nỗ lực để thực hiện trọn vẹn mục tiêu. Kiến thức ĐH ngày nay được xây dựng liên ngành, sẽ giúp sinh viên có nền tảng để làm những công việc khác nhau mà không nhất thiết phải làm đúng ngành mình đã học".
Đối với trường hợp sau khi đã tốt nghiệp và đi làm rồi mới biết bản thân không phù hợp với ngành nghề đã học, sinh viên có thể tham khảo 2 hướng giải quyết. Thứ nhất, đăng ký học tiếp chương trình ĐH của một ngành khác tương thích với năng lực, đam mê của bản thân. Tuy nhiên, hướng đi này đòi hỏi phải dành ra rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức và gần như phải bắt đầu lại từ đầu nên cần suy xét rất cẩn trọng.
Thứ hai, bạn có thể dành thời gian tham gia các khóa học ngắn hạn, tự học hỏi, tự trải nghiệm để tích lũy, trau dồi chuyên môn và kỹ năng ở một nghề bản thân thực sự mong muốn theo đuổi và gắn bó sau khi tìm hiểu kỹ càng.
Nguồn tin: tuyển sinh số
Những tin mới hơn:
- Tóm tắt lý thuyết và công thức Vật lý lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT 2024
- Hướng dẫn chi tiết cách nhập Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024 trực tuyến
- Lịch xét tuyển Đại học 2024
- Hướng dẫn chi tiết cách điền Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT 2024
- Thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển Đại học 2024 CHÍNH THỨC
- Thí sinh lưu ý quy định tuyển sinh đại học, tránh sai sót không đáng có
- Cấm trường đại học yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm, thu phí ‘giữ chỗ’
- Ban hành Kế hoạch tổ chức thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- Sau khi hết hạn đăng ký, làm sao để sửa thông tin thi tốt nghiệp THPT 2024 nếu phát hiện sai sót?
- Danh mục 20 phương thức xét tuyển Đại học năm 2024
Những tin cũ hơn:
- Lưu ý gì trong thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024
- Hướng dẫn đăng nhập và sử dụng tài khoản thi tốt nghiệp THPT 2024
- Trước khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024, thí sinh cần chuẩn bị giấy tờ gì?
- Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT, đặc cách tốt nghiệp THPT
- Thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024 CHÍNH THỨC
- Những lưu ý quan trọng thí sinh tham gia xét tuyển sớm cần biết
- Còn 3 tháng trước khi thi tốt nghiệp THPT 2024, ôn tập ra sao?
- Bộ GD&ĐT công bố mã sở GD-ĐT và mã hội đồng thi tốt nghiệp THPT 2024
- CHÍNH THỨC: Các mốc thời gian QUAN TRỌNG trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024
- Chênh lệch 3 điểm giữa thí sinh đỗ bằng học bạ và điểm thi