Điểm cao vẫn trượt, ban tuyển sinh trường ĐH lưu ý 2K3 những điều này khi xét tuyển
Nhiều con đường đi đến giảng đường mơ ước
Thầy Trần Nam (Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM) nhận định, nhiều bạn chỉ quan tâm đến vài số ít phương thức xét tuyển hay chỉ một phương thức xét tuyển bằng điểm chuẩn.
Thầy chia sẻ: “Tại trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, việc tuyển sinh theo các phương thức bao gồm: Dùng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG-HCM, tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM. Theo thống kê, 85% thí sinh trúng tuyển khóa 2020 đều sử dụng phương thức dùng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học”.
Không hẳn nhiên mà nhiều trường đại học lại mở nhiều phương thức xét tuyển. Tất cả là để cho thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn hơn khi một trường hợp nào không may xảy ra.
Bạn Chí Cường (Quận 3, TP.HCM) kể: “Mình có một người bạn học chuyên ban xã hội. Khi xét đại học, bạn xét hầu như tất cả các hình thức từ xét điểm học bạ, xét bằng điểm thi tốt nghiệp, bằng điểm thi đánh giá năng lực… Khi có điểm thi tốt nghiệp, bạn không ngậm ngùi, đắn đo suy nghĩ điểm mình có đậu hay không mà thử tiếp kỳ thi đánh giá năng lực. Đến giờ bạn chẳng còn quan tâm đến điểm thi của mình nữa vì bạn ấy đã đậu vào trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM bằng điểm của kỳ thi đánh giá năng lực ấy”.
Cô Kim Hiệp (giáo viên môn Địa, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM) thường khuyến khích học sinh lựa chọn nhiều phương thức xét tuyển vì nhiều lợi ích. Cô chia sẻ: “Trong mùa tuyển sinh 2020, các trường Đại học sử dụng rất nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. Ngoài xét tuyển dựa trên điểm thi THPT Quốc gia năm 2020, nhiều trường còn sử dụng cả phương thức xét học bạ. Việc xét học bạ giúp giảm bớt áp lực thi cử cho thí sinh và sẽ không có tình trạng thí sinh đổ dồn về các thành phố lớn. Đồng thời, điều này đảm bảo chung của cả nước vì điều kiện ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đồng thời giảm áp lực, chi phí nói chung đối với học sinh và xã hội”.
Vì sao điểm cao vẫn trượt?
Thầy Trần Nam nhận định: “Những ngành như Báo chí, Tâm lý học, Ngôn ngữ Anh, Quan hệ quốc tế… không phải năm nay điểm chuẩn mới cao mà thực tế này đã diễn ra hàng chục năm nay. Các bạn học sinh cũng cần lưu ý về logic: Đề thi dễ thì điểm chuẩn sẽ cao và ngược lại”.
Có thể thấy, các trường hợp "điểm cao vẫn trượt" là vì các thí sinh chọn ngành hot. Thực tế, nếu thí sinh chọn nguyện vọng khác phù hợp với năng lực, "tấm vé" giảng đường mơ ước nằm trọn trong tay thí sinh. Điểm chuẩn cao hay thấp là điều bạn không thể quyết định được. Tuy nhiên, điều bạn có thể làm là THỬ! Phải thử nhiều cách và con đường để đi đến nơi mà mình muốn.
“Xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp phổ thông trung học hay các kỳ thi quốc gia tương tự là một phương án tốt, nhưng không phải là phương thức tối ưu nhất để chọn ra những cá nhân tài năng và phù hợp nhất với một ngành học nào đó. Có nhiều ngành học cần sự lượng giá năng lực ứng viên một cách đa chiều hơn như: dùng điểm thi sát hạch theo tiêu chí riêng của ngành học, dùng bài phỏng vấn trực tiếp, ứng viên trình bày bài luận hay xét đến hoạt động xã hội. Có lẽ, xu hướng về phương thức tuyển sinh sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới”, thầy Trần Nam cho biết thêm.
Không ai biết trước điều gì sẽ xảy ra. Vì vậy, 2K3 ơi, nếu bạn còn ngồi ở trên ghế nhà trường, hãy tham khảo tất cả phương thức tuyển sinh năm nay để lấy cho mình kinh nghiệm, để không phải “đau tim” vì mình đặt niềm tin quá nhiều vào quá ít lựa chọn nhé!
Những tin mới hơn:
- Chưa xác nhận nhập học, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bổ sung
- Trọn bộ từ vựng Tiếng Anh lớp 12 cần nhớ ôn thi học kỳ và THPT quốc gia
- Thí sinh đỗ đại học bằng điểm thi tốt nghiệp, trượt vì điều kiện học bạ
- Lưu ý gì để không trượt ĐH chỉ vì điều kiện học bạ dù thừa điểm chuẩn?
- Bộ GD&ĐT chốt phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2021
- Khẩn trương rà soát, chấn chỉnh công tác tuyển sinh đại học năm 2020
- 10 điều sinh viên năm nhất nào cũng nên làm để không phải hối hận khi học Đại học
- Những quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/11 mà học sinh, giáo viên cần biết
- 5 năm tới, kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn giữ ổn đinh như năm nay
- Chính sách hỗ trợ 3.63 triệu đồng/tháng phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm, thủ tục để nhận hỗ trợ
Những tin cũ hơn:
- Hướng dẫn bảo lưu điểm thi THPT 2020
- Điểm chuẩn đại học bùng nổ, nhiều thí sinh ngỡ ngàng, rơi vào thế bí
- Sau khi biết điểm chuẩn ĐH thí sinh nên làm gì?
- Xét tuyển đại học: Thực hiện 6 lần lọc thí sinh ảo để 5/10 công bố điểm
- Nhập học 2020: Hướng dẫn viết lý lịch sinh viên theo mẫu của Bộ GD&ĐT
- Điểm nguyện vọng 2 có cao điểm hơn nguyện vọng 1? Nguyện vọng 2 có bị tăng điểm không?
- Khi nào có điểm chuẩn Đại học 2020?
- Hướng dẫn bảo lưu điểm thi THPT 2020
- Điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển: Thí sinh chưa vội
- Lưu ý quan trọng khi điều chỉnh nguyện vọng bằng Phiếu, hướng dẫn cách điều chỉnh