Đỗ nguyện vọng 1 và 2 nhưng muốn học ở trường NV2 được không? Có được chọn trường để học?
Theo quy định tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, thí sinh chỉ được đỗ 1 nguyện vọng duy nhất, cao nhất. Tức là khi đã đỗ nguyện vọng 1 thì hệ thống xét tuyển sẽ dừng lại ở nguyện vọng đó, không xét xuống các nguyện vọng sau. Nếu trượt nguyện vọng 1, hệ thống sẽ xét đến nguyện vọng 2... Trường hợp tương tự khi nguyện vọng 2 cũng trượt, hệ thống sẽ xét tuyển dần cho đến hết danh sách nguyện vọng.
Như vậy, không có trường hợp thí sinh đủ điểm đỗ tất cả các nguyện vọng và được chọn trường để học. Và thí sinh không thể học ngành có nguyện vọng ưu tiên thấp hơn trong cùng một đợt xét tuyển đầu tiên.
Trong trường hợp thí sinh đỗ trường nguyện vọng 1 nhưng không muốn học mà muốn học ở trường nguyện vọng 2, nguyện vọng 3, lúc này thí sinh có thể từ chối nhập học trường nguyện vọng 1. Khi không xác nhan nhập học theo thời gian quy định thì lúc đó coi như thí sinh từ chối nhập học vào trường. Lúc này, thí sinh theo dõi trường nguyện vọng 2 có xét tuyển bổ sung do thiếu chỉ tiêu hay không. Nếu có, bạn có thể nộp hồ sơ riêng theo quy định riêng của trường. Tuy nhiên, việc này rất may rủi vì thông thường những ngành HOT của trường đều đã xét đủ chỉ tiêu ngay từ đợt 1. Những ngành, những trường xét bổ sung thường là những ngành, những trường kén thí sinh.
Các trường thông báo xét tuyển bổ sung sau khi thí sinh hoàn thành việc nhập học đợt 1.
Những tin mới hơn:
- Nhiều trường ĐH công bố điểm chuẩn trong chiều và tối ngày 15/9
- Nhìn lại điểm chuẩn 2021: Lạm phát điểm chuẩn, tăng kỷ lục, nhiều ngành tăng 8-9 điểm
- 61 thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên trượt đại học trong kỳ thi THPT năm nay
- Các tân sinh viên sẵn sàng cho việc nhập học online
- Điểm ưu tiên khiến những thí sinh năng lực giỏi mà không được cộng điểm bất lợi
- Nên ưu tiên vào đại học bằng cách khác thay vì cộng điểm trực tiếp
- Các đối tượng được miễn, giảm học phí từ năm 2021
- Bộ GD&ĐT xây dựng và triển khai phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn từ năm 2022-2025
- Những chính sách mới nào về giáo dục có hiệu lực trong tháng 10/2021?
- Quy định bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT
Những tin cũ hơn:
- Kết thúc điều chỉnh nguyện vọng: Dự đoán điểm chuẩn ĐH sẽ ra sao?
- Sau khi điều chỉnh xong nguyện vọng, thí sinh cần làm gì?
- Thời gian công bố điểm chuẩn Đại học 2021
- Bộ GD&ĐT giải đáp thắc mắc của thí sinh khi điều chỉnh nguyện vọng 2021
- Kinh nghiệm sắp xếp nguyện vọng thông minh, tăng khả năng đỗ Đại học
- Gần 80.000 thí sinh thực tập điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển 2021
- 12 lưu ý đặc biệt từ Bộ GD&ĐT với các thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 2021
- Thí sinh có 2 ngày để thử điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH-CĐ 2021
- Những lưu ý điều chỉnh nguyện vọng vào đại học năm 2021
- Tuyển sinh 2021: Thí sinh đã nhập học không được điều chỉnh nguyện vọng