Giải thích về việc lọc ảo chung các phương thức của Bộ GD&ĐT năm 2022
Những năm gần đây, bên cạnh phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, các trường đại học áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh. Vì vậy, nhiều thí sinh được thông báo đủ điều kiện trúng tuyển trước khi biết điểm thi tốt nghiệp (điều kiện cần). Lúc này, các trường đưa ra một khoảng thời gian yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm và hoàn thành thủ tục nhập trường khi đã có đủ giấy tờ. Việc này làm thí sinh khá băn khoăn bởi vẫn muốn xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp, tăng cơ hội vào các trường mong muốn.
Năm nay, Bộ GD&ĐT dự kiến lọc ảo chung cho tất cả phương thức. Các trường ĐH không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình chung của Bộ GD&ĐT, mà chỉ được phép công bố và tải danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh nếu vẫn còn nguyện vọng xét dựa vào điểm thi tốt nghiệp thì vẫn tiếp tục đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD&ĐT; và sẽ được công nhận trúng tuyển theo nguyện vọng cao nhất.
Ví dụ, thí sinh A đã trúng tuyển vào ngành Quản trị kinh doanh của trường B theo phương thức xét học bạ. Nhưng sau khi thi tốt nghiệp THPT, nếu A cảm thấy thích ngành khác hoặc có khả năng trúng tuyển ngành khác bằng điểm thi tốt nghiệp, em có thể đặt các nguyện vọng mới ở thứ tự ưu tiên cao hơn ngành Quản trị kinh doanh. Còn nếu vẫn thích học ngành Quản trị kinh doanh của trường B, em phải đăng ký ngành này ở nguyện vọng một. Thì lúc đó, thí sinh trúng tuyển ngành Quản trị kinh doanh của trường B rồi, các nguyện vọng sau sẽ được loại bỏ.
Việc đăng ký tất cả nguyện vọng bằng mọi phương thức lên hệ thống được cho là sẽ giúp giảm thiểu thí sinh ảo. Hệ thống của Bộ GD&ĐT sẽ tự động loại bỏ khỏi danh sách những nguyện vọng thấp của thí sinh đã trúng tuyển các nguyện vọng cao hơn.
Những tin mới hơn:
- Thời gian nhận Giấy báo dự thi 2022, cách tra cứu giấy báo trên thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn
- Bộ GD&ĐT dự kiến: Điểm thi càng cao, điểm ưu tiên khu vực càng giảm
- Thí sinh đã trúng tuyển theo phương thức riêng cần lưu ý gì khi đăng ký nguyện vọng?
- Trúng tuyển phương thức riêng, trường ĐH bắt cam kết đặt NV1 liệu có ảnh hưởng quyền lợi?
- 7 điểm mới trong tuyển sinh đại học 2022
- Từ năm 2023, giảm cộng điểm ưu tiên với thí sinh đạt từ 22,5 điểm
- Giáo viên hướng dẫn ôn thi Lịch sử trong giai đoạn nước rút để đạt điểm cao thi tốt nghiệp THPT
- Bộ GD&ĐT công bố các loại máy tính được phép mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2022
- Lưu ý gì khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH 2022?
- CHÍNH THỨC: Thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH 2022
Những tin cũ hơn:
- Những lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển vào các trường quân sự
- Mẹo xin giấy làm bài thi môn Văn tốt nghiệp THPT 2022
- Tuyển sinh 2022: Đỗ trường xét học bạ rồi có đỗ được trường khác bằng điểm thi tốt nghiệp nữa không?
- Có được đăng ký nhiều nguyện vọng vào cùng 1 trường và nhiều nguyện vọng cùng 1 ngành không?
- Giải đáp các thắc mắc về nguyện vọng xét tuyển ĐH 2022
- Bộ GD&ĐT đưa ra danh sách 12 ngành đào tạo đang có nhu cầu nhân lực cao
- Chuyên gia đưa ra lời khuyên: Thí sinh nên đặt 12 đến 15 nguyện vọng ĐH 2022
- Bộ GD&ĐT lưu ý 5 điều quan trọng với thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2022
- 5 câu hỏi giúp bạn lựa chọn ngành nghề chính xác nhất
- Điểm chuẩn hơn điểm sàn bao nhiêu thì có khả năng trúng tuyển?