Giáo viên mách cách học và làm tốt phần đọc hiểu môn Ngữ văn thi THPT quốc gia
Nắm chắc lý thuyết
Theo thầy Nguyễn Thanh Nhân, điều đầu tiên, giáo viên cần cung cấp kiến thức cơ bản về phần đọc – hiểu và yêu cầu học sinh phải nắm vững. Bước này xem như phần lý thuyết; có nắm lý thuyết, học sinh mới vận dụng được vào bài tập.
Nếu một học sinh khi nhắc đến phong cách ngôn ngữ hoặc phương thức biểu đạt,… mà hoàn toàn không biết đó là gì, hoặc không kể tên ra được thì không thể giải quyết bài tập.
Việc cung cấp kiến thức không nên chi tiết dài dòng như một bài học mới mà cố gắng lựa chọn những vấn đề trọng tâm, cơ bản nhất dạy cho học sinh cách nhận diện, phân biệt; cần trả bài phần lý thuyết để học sinh nắm vững kiến thức.
“Từ thực tế chấm bài kiểm tra, tôi thường đọc rất kỹ, chấm kỹ để tìm ra lý do vì sao hầu hết phần đọc hiểu các em thường đạt 50% số điểm, điểm tối đa không nhiều, chủ yếu chỉ đạt mức trung bình. Sau đó, tôi nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và các tư liệu tham khảo từ nhiều nguồn về cách ôn tập để đạt hiệu quả cao trong phần đọc hiểu. Xem lại các kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt để có thể nắm vững những kiến thức cơ bản, từ đó hướng dẫn cho các em ôn tập lại.
Tôi sưu tầm nhiều ngữ liệu từ dễ đến khó để học sinh làm quen, thực hành nhiều lần để các em tự rút kinh nghiệm và hình thành kỹ năng” – thầy Nhân chia sẻ kinh nghiệm.
Hướng dẫn học sinh cách trả lời cụ thể một số dạng câu hỏi
Qua các lần thi học kì và thi THPT quốc gia, thầy Nguyễn Thanh Nhân nhận thấy trong một đề đọc hiểu có 4 câu hỏi với các mức độ: nhận biết – thông hiểu – vận dụng.
Cụ thể: Câu 1 là câu thường kiểm tra kiến thức tiếng Việt và văn học ở mức độ nhận biết. Do vậy sẽ có các đơn vị kiến thức tiếng Việt và văn học thường gặp và học sinh cần chú ý như: Phương thức biểu đạt (tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả…), phong cách ngôn ngữ (báo chí, sinh hoạt, nghệ thuật, chính luận,…), cách thức thức diễn đạt (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp,…), đề tài, thể thơ,…
Câu 2 là câu kiểm tra năng lực nắm bắt thông tin hoặc năng lực thông hiểu của người đọc. Ở câu này, người học chú ý câu hỏi dạng như: "Theo tác giả, (từ khóa/khái niệm/ý kiến…) là gì?", hay "Anh/ Chị hiểu thế nào về (từ khóa/khái niệm/ý kiến…) có trong văn bản trên?"...
Câu 3 là câu kiểm tra năng lực thông hiểu của người đọc. Thường gặp các dạng câu hỏi như: Vì sao tác giả cho rằng (ý kiến)? Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ (thường là so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, liệt kê,…)
Câu 4 là câu kiểm tra năng lực vận dụng của người học (khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực hành). Các dạng câu hỏi thường gặp là: "Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị?, hay "Bài học anh/chị rút ra từ đoạn trích trên là gì?"...
“Tất cả các kiến thức ở trên đều thuộc về lý thuyết nhưng tôi nghĩ nó rất quan trọng vì có nắm vững lý thuyết học sinh mới trả lời đúng câu hỏi dạng nhận biết; có nắm vững kỹ năng làm bài học sinh mới trả lời đúng trọng tâm câu hỏi. Không phải nói đọc hiểu là muốn đọc và muốn hiểu như thế nào cũng có điểm” – thầy Nhân lưu ý.
Hướng dẫn kĩ năng làm bài
Các kĩ năng làm bài được thầy Nguyễn Thanh Nhân nhấn mạnh gồm: kĩ năng đọc đề, phân tích đề; kỹ năng làm bài.
Theo đó, với kĩ năng đọc đề và phân tích đề: Đa số học sinh hầu như không chú trọng điều này, đọc đề ít khi chịu suy nghĩ kĩ. Giáo viên phải hướng dẫn để học sinh có khả năng nhận biết đề như một yêu cầu bắt buộc.
Nhận biết rõ ngữ liệu trích dẫn trong đề là ngữ liệu được trích ở đâu (sách giáo khoa, báo chí, tác phẩm văn học ngoài sách, hoặc các nguồn khác…); thể loại văn bản được trích dẫn là gì (văn xuôi, thơ, các loại văn bản khác); văn bản được trích dẫn thuộc phong cách ngôn ngữ nào; có tất cả mấy câu hỏi trong yêu cầu, mỗi câu hỏi có mấy ý cần trả lời; nội dung yêu cầu của từng câu hỏi ra sao, mỗi nội dung đó cách trả lời như thế nào?....
Kỹ năng làm bài: Về hình thức, chữ viết phải rõ ràng, cách trả lời phải theo từng yêu cầu đề, không được trả lời chung chung. Mỗi câu phải tách bạch bằng việc đánh số câu tương ứng với số câu trong đề, trả lời trọn vẹn những ý đã hỏi.
Khi hết câu phải xuống đoạn đánh số và trả lời câu hỏi khác, không viết dài dòng mà chỉ trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm. Tùy theo câu hỏi mà có thể trả lời bằng một đoạn văn hoặc bằng những ý gạch đầu dòng cho tương ứng.
Về nội dung phải trả lời đúng với yêu cầu câu hỏi, sát nghĩa, sâu và mang tính khoa học. Không được hỏi một đằng trả lời một nẻo, hỏi hai vấn đề nhưng chỉ trả lời một, cũng không trả lời câu này chưa xong lại sang câu khác.
Những tin mới hơn:
- Tìm hiểu quy định mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
- Muốn đăng ký vào ngành HOT phải xác định học, học và học
- Lịch nghỉ học và trở lại trường của học sinh 63 tỉnh thành
- 4 ngành học chỉ làm ở nhà cũng thu nhập khủng, không bao giờ lo thất nghiệp
- Chương trình đại trà và chất lượng cao khác nhau ở điểm nào?
- Kinh nghiệm và kế hoạch ôn thi Toán tốt nghiệp THPT 2021 cho 2K3
- Tính đến trường hợp lùi thi tốt nghiệp THPT nếu dịch bệnh kéo dài
- Ưu điểm của việc xét học bạ, có nên xét học bạ vào ĐH? Lưu ý để xét học bạ chắc chắn đỗ
- Khi nào Bộ GD&ĐT công bố đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2021
- HAI ĐIỂM MỚI DỰ KIẾN THAY ĐỔI TRONG MÙA TUYỂN SINH 2021
Những tin cũ hơn:
- Tuyển sinh 2021: Thí sinh không muốn trượt oan thì ghi nhớ ngay các lưu ý này
- Nam sinh Gia Lai gây bất ngờ khi là dân chuyên Toán nhưng đạt giải nhất Văn quốc gia
- Cân nhắc cho thí sinh điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2021
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh triển khai công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp tới các trường phổ thông
- 2k3 ôn tập môn Toán như thế nào để thi đại học 2021 đạt điểm cao
- 10 ngành học mang lại công việc tốt trong tương lai
- Tuyển sinh 2021: Lưu ý đặc biệt với thí sinh
- Ngành nào nhiều sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành?
- Ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật dẫn đầu xu hướng tuyển sinh nghề 2021
- Học sinh tự chọn môn học: Nỗi lo môn Lịch sử bị ghẻ lạnh, giáo viên thất nghiệp