Hướng dẫn bảo lưu điểm thi THPT 2020
Thứ tư - 23/09/2020 22:23
Trong trường hợp thí sinh muốn bảo lưu điểm thi THPT quốc gia 2020 vì lý do cá nhân hoặc do không đỗ tốt nghiệp muốn tham gia xét tốt nghiệp năm sau cần chú ý những điều sau.
Điều kiện để bảo lưu kết quả thi
Theo quy định bảo lưu:
- Điểm thi được bảo lưu như sau: Thí sinh dự thi đầy đủ các bài thi/môn thi của kỳ thi năm trước nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị kỷ luật hủy kết quả thi thì được bảo lưu điểm thi của các bài thi hoặc môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 trở lên trong kỳ thi năm 2020 để xét công nhận tốt nghiệp.
- Điểm bảo lưu do sở GDĐT địa phương nơi thí sinh đã dự thi Kỳ thi THPT quốc gia xác nhận.
-
Điểm thi được bảo lưu như thế nào?
- Thí sinh dự thi đủ các môn quy định trong kỳ thi năm trước nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị kỷ luật hủy kết quả thi thì được bảo lưu điểm thi của các bài thi hoặc các môn thi thành phần của bài thi KHTN, KHXH đạt từ 5 điểm trở lên trong kỳ thi tổ chức năm tiếp theo ngay sau đó để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
- Thí sinh không sử dụng điểm bảo lưu thì phải thi tất cả các bài thi đã đăng ký để xét công nhận tốt nghiệp THPT như thí sinh không có điểm bảo lưu
-
Điểm bảo lưu có được dùng để xét tuyển Đại học?
Điểm bảo lưu được dùng để xét tốt nghiệp năm sau trong trường hợp thí sinh trượt tốt nghiệp năm trước. Còn về việc dùng để xét tuyển ĐH, Hiệu trưởng các trường ĐH tự quyết định việc có sử dụng hay không sử dụng điểm bảo lưu trong kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh. Do đó, khi có dự định xét tuyển Đại học, thí sinh cần cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định có bảo lưu điểm thi hay không. Tuy nhiên, đa phần các trường ĐH đều không chấp nhận điểm bảo lưu năm trước để xét tuyển ĐH năm sau.
Thủ tục bảo lưu
- Thí sinh xin giấy xác nhận bảo lưu điểm của hiệu trưởng trường THPT nơi thí sinh học năm ngoái.
- Trường hợp dự thi để xét tốt nghiệp ở địa phương khác, giấy xác nhận bảo lưu điểm phải do sở GDĐT nơi thí sinh đã học năm trước. Khi đăng ký dự thi, thí sinh phải nộp giấy xác nhận này kèm trong hồ sơ trong thời gian quy định của kỳ thi THPT quốc gia năm tới.
Nguồn tin: tuyển sinh số
Những tin mới hơn:
- Khi nào có điểm chuẩn Đại học 2020?
- Điểm nguyện vọng 2 có cao điểm hơn nguyện vọng 1? Nguyện vọng 2 có bị tăng điểm không?
- Nhập học 2020: Hướng dẫn viết lý lịch sinh viên theo mẫu của Bộ GD&ĐT
- Xét tuyển đại học: Thực hiện 6 lần lọc thí sinh ảo để 5/10 công bố điểm
- Sau khi biết điểm chuẩn ĐH thí sinh nên làm gì?
- Điểm chuẩn đại học bùng nổ, nhiều thí sinh ngỡ ngàng, rơi vào thế bí
- Hướng dẫn bảo lưu điểm thi THPT 2020
- Điểm cao vẫn trượt, ban tuyển sinh trường ĐH lưu ý 2K3 những điều này khi xét tuyển
- Chưa xác nhận nhập học, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bổ sung
- Trọn bộ từ vựng Tiếng Anh lớp 12 cần nhớ ôn thi học kỳ và THPT quốc gia
Những tin cũ hơn:
- Điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển: Thí sinh chưa vội
- Lưu ý quan trọng khi điều chỉnh nguyện vọng bằng Phiếu, hướng dẫn cách điều chỉnh
- Một số lỗi thường gặp và cách giải quyết khi điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến 2020
- Bộ GD&ĐT lưu ý 10 quy định quan trọng khi điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến 2020
- 7 lưu ý quan trọng khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển năm 2020
- Thí sinh nấn ná nhập học, trường cảnh báo 'mất cả chì lẫn chài' nếu cứ chờ
- Tất tần tật các thắc mắc về nguyện vọng và điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển Đại học 2020
- Thời gian điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học 2020
- Khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh được điều chỉnh những gì?
- Điều chỉnh lịch tuyển sinh 2020: Các mốc thời gian ĐẶC BIỆT quan trọng sau khi biết điểm thi