IELTS 8.0 làm được gì? Kinh nghiệm đạt IELTS 8.0
IELTS 8.0 làm được gì?
Theo báo cáo "Dữ liệu điểm thí sinh IELTS toàn cầu 2022" cho biết hơn 80% thí sinh chọn làm bài thi Academic (Học thuật) - dành cho mục đích vào đại học và sau đại học. Điểm trung bình của các thí sinh nữ là 6.28 trên thang 9, thí sinh nam đạt 6.22. Kỹ năng mà tất cả thí sinh đạt điểm cao nhất là Listening (Nghe), thấp nhất là Writing (Viết). Việt Nam xếp thứ 23 với điểm trung bình của các thí sinh là 6.2 IELTS, đồng hạng với Hàn Quốc, Ấn Độ và Pakistan. Trong đó, điểm từng kỹ năng của người Việt là Nghe 6.4, Đọc 6.4, Viết 6.0, Nói 5.8.
Như vậy, trong thang điểm 9.0, IELTS 8.0 là cao, rất nhiều thí sinh mong muốn đạt được. Vậy, với 8.0 IELTS có thể làm được gì?
- Đáp ứng đủ điều kiên, hồ sơ để săn học bổng du học nước ngoài
- Đáp ứng đủ điều kiện làm hộ chiếu, visa định cư ở các quốc gia trên toàn thế giới
- Làm đẹp hồ sơ, ứng tuyển vào các trường ĐH trong nước
- Giúp CV đẹp hơn, chinh phục các nhà tuyển dụng hàng đầu trong nước, thị trường quốc tế
- Mức lương cao hơn, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp rộng mở hơn, có nhiều sự lựa chọn khi làm việc.
- Đáp ứng điều kiện đầu ra của các trường Đại học trên toàn quốc
- Được miễn thi môn Tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đối với học sinh cũng như miễn học tín chỉ Tiếng Anh đối với sinh viên
Yêu cầu phải đạt được để có IELTS 8.0
Để đạt được IELTS 8.0, bạn cần đáp ứng được những yêu cầu dưới đây:
- Speaking: Phần nói cần đạt đủ 4 tiêu chí chấm của IELTS. Bên cạnh việc bạn cần sắp xếp câu chữ thật logic thì nguồn từ vựng sử dụng cũng cần đa dạng kết hợp với các thành ngữ. Với kỹ năng này, các bạn cần ít nhất 6.5
- Reading: Phần đọc sẽ chia ra 2 cấp độ là học thuật và tổng quát. Đối với IELTS Reading Academic sử dụng nhiều từ vựng học thuật nên số lượng câu cần đạt là 35 – 36 câu trên tổng 40 câu. Đồng thời, IELTS General Training học viên phải đạt 37 – 38 câu/40 câu.
- Listening: Để đạt được một số điểm Overall cao, người thi nên làm đúng từ 38 – 40 câu trả lời trên tổng số 40 câu hỏi. Chỉ khi 2 kỹ năng Listening và Reading này đạt từ 8.5 trở lên, khả năng bạn đạt được 8.0 Overall mới có khả thi.
- Writing: 4 tiêu chí lớn để chấm điểm gồm tính mạch lạc về sự logic, hoàn thành các yêu cầu đề bài, từ vựng và ngữ pháp. Bạn cũng cần đạt được tối thiểu 6.5 Overall để đạt được mục tiêu 8.0 Overall.
Học IELTS mất bao lâu?
Tùy trình độ học tập của bạn mà thời gian học IELTS cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:
- Nếu bạn đã có nền tảng Tiếng Anh tốt, có hệ thống kiến thức căn bản vững chắc thì chỉ cần mất từ 2 – 3 tháng để ôn luyện.
- Nếu trình độ Tiếng Anh ở mức trung bình khá, chưa luyện tập nhiều dạng bài thì quá trình đạt 8.0 IELTS sẽ mất từ 6 – 8 tháng nếu học liên tục, chăm chỉ
- Nếu như bạn đã mất gốc Tiếng Anh, không có các kiến thức căn bản, xuất phát điểm từ con số 0 thì cần phải mất một khoảng thời gian khá dài. Tùy thuộc vào sự kiên trì, rèn luyệncũng như tinh thần quyết định của mỗi người mà thời gian bạn ôn luyện có thể mất từ 1 – 3 năm.
Kinh nghiệm đạt IELTS 8.0 từ người đi trước
READING
Đầu tiên vào năm lớp 10, mình đã quyết định thi IELTS để xét tuyển đại học sau này và vì nhiều lí do, nhất là do điều kiện kinh tế nhà mình nên mình đã chọn tự học IELTS thay vì học gia sư hay trung tâm. Mình biết để tự học được điểm IELTS cao là rất khó, nhất là với một người có background như mình. Và mình đã vạch ra một chiến lược phù hợp cho bản thân.
Mình dành nguyên một năm lớp 10 để học từ vựng, và đến lúc đi thi con số từ vựng mà mình học được đã lên tới 7000 từ. Các bạn không đọc nhầm đâu, là 7000 từ thật đấy. Một ngày mình học khoảng 20 từ mới, chủ yếu là học nghĩa, cách dùng và cách đọc. Mình sẽ ôn lại hết tần tật những từ vựng mình vừa học tháng trước trong một ngày luôn để khỏi bị quên ạ. Trí nhớ của mình không được tốt lắm và từ vựng mình cần học cũng có số lượng nhiều nên mình đã chọn cách ôn đi ôn lại nhiều lần, càng nhiều lần càng tốt. Và nó thực sự đã works với mình các bạn ạ. Mình nhớ được rất nhiều từ và từ đó khả năng reading của mình tăng lên đáng kể luôn.
Khoảng giữa năm lớp 10 thì mình test READING lần đầu khoảng 24 câu (lúc đó mình làm lố thời gian và lụi rất nhiều). Và một thời gian mình cứ bị stuck ở 24-27 câu không bứt lên được. Vì thế nên mình đã không làm đề “ào ào” như trước nữa mà mình chọn cách làm ít lại nhưng sửa đề thật kĩ.
Mình bắt đầu bằng cách làm một đề reading hoàn chỉnh và không canh thời gian, mình cứ làm đến khi nào xong thì thôi, bận thì để đó , mệt thì để đó khi nào làm tiếp. Và đây là bước quan trọng nhất, sau khi làm xong mình sẽ sửa bài. Vì lúc đó khả năng đọc hiểu của mình còn yếu nên mình đã lên gg tìm những trang dịch những bài đọc đó và những bài sửa reading online trên mạng. Vừa đọc theo, vừa sữa bài thật kĩ.
Chỗ nào không hiểu thì đọc lại, gặp từ mới thì note lại để học thuộc. Mình recommend cho các bạn sử dụng trang Dol.vn khi sửa bài reading vì nó có giải thích vì sao chọn đáp án đó sẽ dễ dàng cho việc sửa bài của chúng mình hơn. Mình cứ sửa hết 3 passages trong một đề. Sau đó thì mình học từ vựng đã note từ 3 bài dọc đó. Sau khi học xong từ vựng thì mình sẽ đọc lại toàn bộ ba bài reading chay, không nhìn vietsub, chỉ đọc lại thôi. Không những thế khi nào rảnh mình cũng lôi những bài ấy ra đọc đi đọc lại nhiều lần.
Việc này sẽ giúp các bạn đọc hiểu sâu hơn nội dung của bài, hồi tưởng lại từng lỗi sai và giúp mình nắm chắc được những từ vựng mới hơn nữa đấy.Vì mình chữa bài khá kĩ nên một tuần mình chỉ làm được khoảng hai đề. Nhưng sau một tháng thì WOW, một ngày đẹp trời mình làm một bài reading, canh chỉnh thời gian như thi thật và mình đã đạt 38/40 câu. Mình vui lắm luôn ấy và mình biết phương pháp học của mình đã thực sự có hiệu quả. Và từ đó mình tiếp tục làm test và sữa bài, học từ vựng cứ thế đến ngày thi luôn.
Mình sẽ liệt kê một số tài liệu mình đã sử dụng cho việc luyện đề :
- Bộ CAM huyền thoại (cá nhân mình làm từ quyển 7 đến quyển 17)
- The official Cambridge guide to IELTS
- IELTS trainer 1+2
- Bộ 9 đề BC
- IELTS test plus 3 (lưu ý bộ này khá khó)
- Một số đề trong các quyển IELTS Recent actual test
(Vì mình luyện đề trong tận một năm nên mình làm nhiều nguồn đề khác nhau ạ)
TIPS PHÒNG THI:
-Hôm mình đi thi thì hai passages đầu khá ok nhưng passage 3 thì rất khó so với mình, mình dành tận 40p cho nó luôn ấy và đáp án mình chọn thì không chắc chắn, rất là mơ hồ. Trộm vía mình được 8.5 READING mừng xĩu luôn các bác.
-Khi đi thi thì dù bài đọc có dễ đến mấy cũng đừng nên làm vội vàng nha, cần làm từ từ và đặc biệt kiểm tra lại thật kĩ đáp án mình đã chọn, đừng như mình bị sai khoảng 1 2 câu ở passage 2 ạ.
-Làm xong passage nào thì chuyển ngay đáp án passage đó vào answer sheet một cách THẬT CHÍNH XÁC.
-Bình tĩnh, gặp câu nào khó đã nghĩ quá 1-2p mà không tìm thấy đáp án thì chuyển sang câu khác ngay.
- Khi làm đề cũng đừng ép bản thân phải hiểu hết nghĩa toàn bộ bài đọc, thay vào đó hay luyện các xử lí các dạng câu hỏi khác nhau, cách phân bố thời gian, tìm key word, skimming&scanning sẽ có ích hơn rất nhiều.
Những tin mới hơn:
- Sẽ xóa sổ 38 trường cao đẳng đào tạo sư phạm
- 18 ngành nghề cần lao động tốt nghiệp đại học được Bộ GD&ĐT thống kê
- Cách quản lý tiền, tiết kiệm tiền cho sinh viên năm nhất
- Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn
- 3 chứng chỉ sinh viên ĐH nhất định phải có
- Sự khác nhau giữa bằng kỹ sư và bằng cử nhân
- Tổng hợp những trang web ôn thi khối D cực hữu ích
- Nhiều điểm mới trong tuyển sinh Đại học 2024
- Các loại bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự mới nhất
- Kinh nghiệm lập kế hoạch tự học hiệu quả cho học sinh
Những tin cũ hơn:
- 7 lời khuyên dành cho sinh viên năm nhất để không phí 4-5 năm ĐH
- Bằng tốt nghiệp Đại học có ghi xếp loại không?
- Nợ tín chỉ là gì? Nợ tín chỉ thì bị xử lý như thế nào?
- Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần một kỳ thi gọn nhẹ
- 5 lưu ý cho sinh viên khi chọn việc làm thêm vừa có thu nhập vừa tốt cho chuyên ngành
- Phương pháp học Tiếng Anh qua phim ảnh và bài hát
- Đi nghĩa vụ quân sự được những quyền lợi gì? Cần biết kẻo thiệt
- Nên thi IELTS trên máy tính hay trên giấy? Tiêu chí đánh giá khác nhau hay không?
- 10 thói quen thực hiện mỗi ngày giúp nâng trình Tiếng Anh
- Chọn sai ngành phải làm sao?