Khi nào nên điều chỉnh nguyện vọng? Điều chỉnh thế nào để tăng khả năng đỗ ĐH nhất?

Sắp tới, các thí sinh sẽ có thời gian để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào ĐH 2021. Khi nào nên thay đổi nguyện vọng và sắp xếp như thế nào để chắc chắn đỗ vẫn là điều mà nhiều thí sinh băn khoăn.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khi nào nên điều chỉnh lại nguyện vọng?

Sau khi thi xong, thí sinh được phép điều chỉnh nguyện vọng. Năm nay có sự thay đổi khi thí sinh được điều chỉnh 3 lần trong khoảng thời gian cho phép. Bạn chỉ nên điều chỉnh nguyện vọng lại khi:

  • Điểm thi cao hơn nhiều so với dự kiến, cao hơn nhiều so với điểm chuẩn ngành đó, trường đó các năm trước
  • Ban đầu chọn không đúng ngành yêu thích, không hiểu ngành, chọn bừa mà chưa tìm hiểu kỹ về ngành đó. 
  • Điểm thi quá thấp hơn nhiều so với dự đoán 
  • Trước đó đăng ký quá ít nguyện vọng 

Cách sắp xếp nguyện vọng tăng khả năng đỗ sau khi biết điểm thi

1, Trường hợp 1: Điểm thi rất cao 

   Nếu điểm thi cao hơn nhiều so với dự kiến của mình, cao hơn mặt bằng chung của các thí sinh, bạn có thể mạnh dạn để nguyện vọng 1,2 là trường TOP có ngành mà mình đặc biệt yêu thích. Chú ý nên để tầm 2 nguyện vọng đầu là những ngành và trường mình rất muốn học để tránh rủi ro. Các nguyện vọng tiếp theo có thể là những trường TOP giữa có đào tạo ngành mình yêu thích. 

2, Trường hợp 2: Điểm thi ngang bằng, gần bằng hoặc hơn 1 chút điểm chuẩn các năm trước của ngành đã chọn

Ở trường hợp này: 

  • Nguyện vọng 1 và 2 vẫn nên để là những ngành mình yêu thích (dù điểm chuẩn năm 2020 bằng hoặc nhỉnh hơn 1 chút với điểm thi của mình).
  • Các nguyện vọng tiếp theo là những ngành có điểm chuẩn các năm trước tương đương với điểm thi của mình 
  • Cuối cùng vẫn nên để 2-3 nguyện vọng vào các ngành có điểm chuẩn các năm thấp hơn điểm thi của mình để chắc chắn đỗ đại học

3. Trường hợp 3: Điểm thi thấp  

Nếu điểm thi không như ý muốn, thấp hơn so với mặt bằng chung, thấp hơn quá nhiều so với điểm chuẩn của ngành - trường đó, 

  • 3 nguyện vọng đầu nên chọn ngành có điểm chuẩn nhỉnh hơn một chút hoặc bằng với điểm thi của mình. Chú ý những nguyện vọng này vẫn nên là các ngành mình muốn học.
  • Những nguyện vọng tiếp theo chọn trường có điểm chuẩn các năm trước thấp hơn nhiều điểm thi của mình để đảm bảo có cơ hội đỗ đại học. 
 Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh là trường Công lập trực thuộc Bộ Công thương, năm 2021 trường xét tuyển hệ đại học chính quy với 1700 chỉ tiêu cho 12 ngành đào tạo thuộc nhiều lĩnh vực Kinh tế, Kỹ thuật, ....Để tăng thêm cơ hội trúng tuyển đại học, ngoài xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT thí sinh cũng có thể đăng ký xét bằng hình thực học bạ THPT
Đăng ký trực tuyến tại link sau: https://tuyensinh.qui.edu.vn/admissions/tshb/ sau đó gửi chuyển phát nhanh qua bưu điện các giấy tờ sau:
- 01 bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2020 trở về trước) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với học sinh tốt nghiệp năm 2021;
- 01 bản sao công chứng Học bạ THPT;
- 01 bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân;
- 01 phong bì đã dán tem ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để Nhà trường thông báo kết quả;
- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Thí sinh có thể đến nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh theo địa chỉ: Trung tâm Tuyển sinh - Thông tin & Truyền thông, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh 
Địa chỉ: Phường Yên Thọ, Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
SĐT/Zalo: 0989292300 


 

Danh sách ngành

Đăng ký tư vấn

Gửi phản hồi