Không biết thích gì, học ngành gì thì phải làm sao?

Chắc hẳn đến thời điểm hiện tại, nhiều bạn vẫn chưa biết mình muốn gì, thích gì dù đã bước vào năm cuối cấp hoặc thậm chí đang học năm đầu trên giảng đường Đại học.
Không biết thích gì, học ngành gì thì phải làm sao?

Biểu hiện của người không biết mình thích gì? 

Đã bao giờ bạn tự hỏi mình muốn gì? Thích công việc gì? Sau này muốn trở thành người như thế nào? Tuy nhiên không phải ai cũng tìm được câu trả lời chính xác cho những câu hỏi này. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bạn không xác định được mục tiêu trong cuộc sống. 

- Thứ nhất, trong trường hợp những bạn được sinh ra trong gia đình khá giả, muốn gì được nấy, mọi thứ đều sẵn có và được đáp ứng. Lúc này, bạn không cần cố gắng, dần hình thành thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào người nhà. Mọi thứ đều theo sự sắp đặt và rồi bạn không biết mình thực sự muốn gì. 

- Thứ hai, là trường hợp bạn không tìm ra giá trị bản thân, không biết giá trị của chính mình. Những đối tượng này không có mong muốn, không có cố gắng cũng không phấn đấu, mọi thứ đều bình bình. Tóm lại là khi hỏi bản thân muốn gì, họ cũng không có câu trả lời.

- Thứ ba, những người thích những thứ xa vời, không phù hợp với bản thân nên không có khả năng phát triển. Chẳng hạn như thích ca hát, đam mê ca hát nhưng giọng hát lại không hay. Như vậy dù bạn hết mình với đam mê thì cũng không thể đạt được thành công. 

Khi không biết mình thích gì, muốn gì thì phải làm sao?

Đứng trước ngưỡng cửa tương lai, học sinh cuối cấp nếu vẫn chưa biết mình yêu thích gì, không có đam mê gì cụ thể, hãy thử làm theo hướng dẫn này. Bạn lấy 1 mảnh giấy viết xuống loạt câu hỏi dưới đây và tự trả lời: 

- Có mong muốn gì cho sau này? Tốt nghiệp xong muốn làm gì?

- Bản thân có điểm mạnh gì, giỏi nhất về cái gì?

- Liệt kê ra giấy 1 loạt tính cách của mình đồng thời đưa ra những kỹ năng của bản thân

Để xác định được đam mê, sở thích có thể xác định qua những cách sau: 

- Thống kê ra giấy lại những hoạt động, sự kiện nào mình từng tham gia từ cấp 2 đến giờ. Trong đó, việc nào khiến bạn thấy hứng thú, thích nhất, hào hứng nhất khi tham gia. Vạch ra những lý do khiến bạn thích những hoạt động, sự kiện đó. 

- Làm thử vài trắc nghiệm nghề nghệp xem tính cách của bạn hợp ngành nghề gì

- Đam mê là cấp độ cao hơn của sở thích. Nhìn chung khi có đam mê, bạn sẽ làm công việc đó không biết chán, không bỏ cuộc giữa chừng và thế mạnh sẽ giúp bạn phát triển hơn nữa trong công việc. Hãy thử dành mỗi ngày 60 phút liên tục tìm kiếm thông tin và làm những việc liên quan tới sở thích của mình. Nếu bạn thật sự thích thì ngày này qua ngày khác bạn cũng sẽ không bỏ cuộc.

- Sau khi đã xác định được một số vấn đề cơ bản liên quan tới sở thích, sở trường, tình cách, bạn liên kê ra một loạt các nghề nghiệp liên quan và yếu tố cần có cho công việc. 

Một cách rất hay là bạn có thể lên trang web tuyển dụng online như Vietnamworks, tìm kiếm công việc bản thân mong muốn và xem nhà tuyển dụng cần kỹ năng gì với công việc đó và công việc bạn phải làm khi công tác tại đó là gì. Chẳng hạn, bạn gõ cụm từ "Phiên dịch viên", bạn click vào từng công việc được đăng tin trên đó sẽ thấy rõ mô tả công việc, yêu cầu công việc cho bạn. Bạn note lại những thứ mình có thể làm tốt và chưa tốt. Cố gắng tìm kiếm càng nhiều càng tốt để biết được những đầu công việc mình hứng thú nhé. 

Lưu ý

Khi định hướng nghề nghiệp cho mình, bạn chắc hẳn sẽ có rất nhiều thắc mắc nhưng hãy lưu ý những điều sau: 

- Có thể tham khảo ý kiến bố mẹ, anh chị em, họ hàng nhưng chắc chắn phải phù hợp với bản thân, không được miễn cưỡng nghe theo.

- Không chạy theo trào lưu từ bạn bè chọn những ngành HOT mà không phù hợp với bản thân

- Hãy chú ý đến cả tỷ lệ cạnh tranh khi ra trường, mức lương, cơ hội nghề nghiệp, điều kiện tài chính... khi quyết định theo học một ngành, một trường nào đó. 

Danh sách ngành

Đăng ký tư vấn

Gửi phản hồi