Kinh nghiệm học cho học sinh lớp 12 bứt phá năm cuối cùng

Lớp 12 là mốc quan trọng trong chương trình THPT. Đây là năm học tích lũy nhiều kiến thức để sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH. Rất nhiều bạn học sinh lên lớp 12 bị choáng ngợp bởi lượng kiến thức khổng lồ, cộng thêm áp lực năm học cuối cấp dẫn đến chểnh mảng và sa sút, sai lầm trong định hướng. Dưới đây sẽ là kinh nghiệm học lớp 12 cho các bạn tham khảo để có một năm học cuối cùng của đời học sinh trọn vẹn và hiệu quả nhất.

Học đến đâu nắm chắc đến đó

Lớp 12 không có thời gian cho các bạn học lại từ đầu. Do đó, học đến đâu bạn phải nắm chắc chắn được đến đó, không được mơ màng bởi hổng một phần kiến thức có thể dẫn tới hệ lụy các phần kiến thức sau, rồi khiến bạn mất thời gian ôn đi ôn lại nhiều lần. Ngay từ trên lớp, các bạn cần tiếp thu kiến thức, không hiểu chỗ nào phải hỏi bạn bè và thầy cô. 

Các kiến thức cơ bản chắc chắn phải nắm vững. Bạn có biết rằng đa phần các kiến thức trong kỳ thi THPT quốc gia đều cơ bản và chỉ có những câu cuối là nâng cao? Như vậy, nếu nắm vững kiến thức cơ bản, bạn đã nắm trong tay được một số điểm lớn rồi đấy. Sau khi nắm chắc được kiến thức cơ bản, bạn có thể học lên nâng cao để giành được 9, điểm 10 các môn. Nhìn chung, bạn phải chắc chắn không được làm sai các câu dễ. 

Luyện tập giải đề

Để làm quen với thời gian thi và cấu trúc bài thi, giải đề là cách tốt nhất. Nhờ đó bạn có thể biết được mình còn thiếu sót và yếu ở chỗ nào, chỗ nào đã sai phải biết sửa để lần sau không mắc lỗi sai như vậy nữa. Khi làm đề, những câu nào khó và không hiểu, bạn có thể thảo luận với bạn bè hoặc hỏi thầy cô. Giải đề giúp bạn biết được mình đang ở mức độ nào và cải thiện được những cái còn thiếu sót. 

Tập trung 3 môn khối thi

Trước hết bạn phải biết chính xác mình sẽ xét tuyển tổ hợp môn nào trong kỳ tuyển sinh ĐH và tập trung nhiều thời gian, công sức hơn cho 3 môn này. Không chỉ kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh cũng cần trau chuốt cho học bạ thật đẹp ở 3 môn này để tham gia vào các phương thức xét tuyển khác của trường. Bạn hoàn toàn có thể trúng tuyển bằng phương thức xét học bạ trước đó. Tuy nhiên không vì thế mà bạn bỏ bê tất cả các môn còn lại, hãy đảm bảo rằng ít nhất bạn cũng cần đậu tốt nghiệp THPT. 

 

Sẵn sàng chuyển khối nếu không thấy phù hợp

Kinh nghiệm xương máu cho các bạn học lớp 12 là dứt khoát chuyển khối nếu thấy không phù hợp với năng lực. Nếu chỉ chọn khối thi cho phù hợp xu hướng, theo bạn bè hoặc phụ huynh, bạn có thể sẽ không phát huy được hết năng lực học tập của mình. Do đó, mặc dù đã học môn khối, môn chuyên trong suốt cả bậc THPT tuy nhiên hãy chuyển khối nếu như bạn thực sự cảm thấy mình không phù hợp. Tuy chỉ còn duy nhất 1 năm nhưng thời gian vẫn là đủ để bạn thay đổi định hướng của mình. 

Có định hướng, mục tiêu học tập rõ ràng

Năm cuối cấp, hãy vạch ra mục tiêu cụ thể cho bản thân. Nếu yêu thích ngành gì, trường gì, hãy đặt mục tiêu phấn đấu cho bản thân, vạch ra kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Chẳng hạn như trường A có xét tuyển nhiều phương thức như xét chứng chỉ IELTS, xét học sinh giỏi... hãy chọn các phương thức trong khả năng của mình và phấn đấu để đạt được nó. Bạn nên biết rằng xét tuyển càng nhiều phương thức thì khả năng trúng tuyển càng cao. Tuy nhiên, hãy chắc chắn đó là trường, là ngành mà bạn thực sự mơ ước. 

Kế hoạch hóa việc học sẽ giúp bạn học hiệu quả hơn. Có điểu đa phần học sinh lại lười hoặc xem nhẹ công việc này, cho rằng không cần thiết. Hoạch định mục tiêu học tập sẽ giúp bạn có tư duy tổng thể và bao quát cả quá trình học của bản thân, biết được mình có điểm mạnh gì cần phát huy cũng như nắm được những nội dung kiến thức nào còn yếu, cần phải bổ sung.

Danh sách ngành

Đăng ký tư vấn

Gửi phản hồi