Lộ trình 4 năm Đại học cho sinh viên

Bốn năm Đại học là quãng thời gian rất quan trọng để bạn trau dồi bản thân cũng như các kỹ năng. Đừng để bốn năm trôi qua lãng phí, hãy lên lộ trình cho từng năm học và cố gắng thực hiện chúng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1. Năm 1

– Học tập: Dù gì với sinh viên Đại học, kết quả học tập vẫn là quan trọng nhất. Mới lên Đại học, nhiều bạn sẽ bị choáng ngợp bởi cách dạy cũng như các môn học mới. Do đó, hãy cố gắng giữ vững kết quả 3/4. Tìm hiểu về con đường nghề nghiệp tương lai của mình bằng cách tiếp xúc với các anh chị khóa trên, tham gia các hội nhóm... Tìm hiểu về các chứng chỉ quốc tế cần thiết gắn với ngành nghề của mình hoặc định hướng nghề nghiệp tương lai của mình. Một điều tất yếu là bằng ĐH thôi chưa đủ.

– Học tiếng Anh: Không thể phủ nhận là bây giờ Tiếng Anh rất quan trọng và ai cũng có chứng chỉ TOEIC, IELTS... và đầu ra của các trường ĐH cũng cần Tiếng Anh. Do đó, ngay từ năm nhất hãy tập trung vào học ngữ pháp, ngữ âm để củng cố nền tảng. Có thể tự học hoặc đến trung tâm học. Đừng nghĩ rằng học khối A,B,C lên ĐH sẽ không cần Tiếng Anh nhé. Không chỉ phục vụ cho đầu ra mà còn phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu về chuyên ngành của mình rất nhiều. 

– Học thêm các kỹ năng design cơ bản như content, quay dựng video, edit... 

– Tham gia CLB hoặc đi làm thêm để phát triển kỹ năng, mở rộng mối quan hệ. Về chọn CLB hoặc chỗ làm thêm thì chú ý xem đam mê của mình nó nằm ở đâu. Đừng chày cố chui vào CLB nào đấy xong vài hôm lại lặn mất tăm. Kiên trì là bí quyết của thành công. Còn về chọn chỗ làm thêm thì chú ý chọn chỗ vì môi trường thế nào sẽ ảnh hưởng đến con người của mình, cũng không nên sa đà vào làm thêm quá ảnh hưởng đến thời gian học. Cho dù có đi làm ở đâu thì cũng nhớ phải tránh xa đa cấp hoặc những chỗ mình cho rằng không phù hợp với đạo đức kinh doanh.

2. Năm 2

– Học tập: Vẫn tiếp tục giữ vững mức điểm tối thiểu 3/4. Tiếp tục học Tiếng Anh, tập trung ôn chứng chỉ. Nếu có điều kiện theo học ở trung tâm, ngoài ra có thể tự học, quan trọng nhất là quyết tâm.

– Học tiếng Anh: Sang năm thứ 2, hãy đi sâu hơn về mảng giao tiếp, cố gắng tiếp xúc với người nước ngoài thông qua các app nói chuyện online hoặc dắt tour tham quan thành phố... Việc này giúp bạn vừa có thêm thu nhập vừa trau dồi ngôn ngữ

– Tin học: Học thêm các chứng chỉ tin học cần thiết 

– Tiếp tục học thêm các kỹ năng bổ trợ cho công việc của mình 

– CLB, làm thêm: Phấn đấu trở thành trưởng nhóm, tiếp tục phát huy và tích lũy thêm kinh nghiệm.

3. Năm 3

– Học tập: Cố gắng đạt mức điểm học tập lên mức Giỏi, từ 3.2/4. Thời điểm này đã học chuyên ngành nhiều rồi nên tập trung học tập, tìm hiểu thêm về chuyên ngành. 

– Học tiếng Anh: Có thể thi chứng chỉ ngay từ năm 3

– Làm đẹp CV bằng các dự án, các công việc thực tế. Đi làm thêm công việc đúng chuyên ngành. Giai đoạn này có thể lượng không cao nhưng là cơ hội tốt để tôi học tập và tích lũy những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp mà bản thân đang theo đuổi, giúp ích cho công việc sau này. 

4. Năm cuối

– Học tập: Giữ vững điểm ở mức Giỏi để ra trường với tấm bằng Giỏi. Đảm bảo rằng mình nắm chắc được về chuyên ngành cả bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh.

- Đi thực tập, làm khóa luận tốt nghiệp... cần tập trung và đạt hiệu quả tốt nhất

- Đi làm full time nếu có thể sắp xếp thời gian, việc này giúp bạn có thêm kinh nghiệm quý báu để bổ sung vào CV xin việc

- Vẫn không ngừng trau dồi thêm kỹ năng, chuyên môn phục vụ công việc

Danh sách ngành

Đăng ký tư vấn

Gửi phản hồi