Lưu ý bẫy rất hay gặp trong đề thi Toán THPT quốc gia
Phần khảo sát hàm số
Ví dụ: Cho hàm số y = (x+2)(x2 +1) có đồ thị (C). Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A. (C) Cắt trục hoành tại hai điểm.
B. (C) Cắt trục hoành tại một điểm.
C. (C) Không cắt trục hoành.
D. (C) Cắt trục hoành tại ba điểm.
Đây là tương giao đồ thị dạng cơ bản, chỉ cần dùng phương trình hoành độ điểm chung (cho y = 0) sẽ ra nghiệm x = – 2. Như vậy, chọn B ( ở đây chú ý x2 + 1 >0 ).
Bạn chỉ cần để ý sẽ thấy chỉ có một nghiệm duy nhất mà không cần bấm máy cũng sẽ nhận được đáp án. Với phần khảo sát hàm số, thí sinh ôn tập kỹ các dạng đồ thị, cực trị, tiếp tuyến, tính đơn điệu, sự tương giao (bằng đồ thị hoặc phép toán)... là có thể vượt qua dễ dàng.
Phần số phức
Thí sinh phải đọc kĩ đề để tránh nhầm lẫn phần thực và ảo dẫn tới mất điểm trong đề thi.
Ví dụ 1: Cho số phức z = –2i – 1. Điểm biểu diễn số phức liên hợp của z là:
A. M(–1;2)
B. M(–1; –2)
C. M(–2;1)
D. M(2; –1)
Nhiều bạn nhanh nhẩu không đọc kỹ đề và chọn C nhưng A mới là đáp án đúng. Vì đề đã đổi vị trí thay vì ghi z = –1–2i lại ghi z = –2i – 1 thì liên hợp phức của z phải là – 1 + 2i và điểm biểu diễn ở đây phải là (–1;2)
Ví dụ 2: Cho số phức z = 6 + 7i. Số phức liên hợp của z có điểm biểu diễn là
A. (6; –7).
B. (6; 7).
C(–6;7).
D. (–6; –7).
Rất nhiều học sinh nhìn vào biểu thức số phức mà không đọc kỹ dẫn đến hiểu lầm tìm biểu diễn số phức z rồi chọn B. Tuy nhiên, đề là biểu diễn số phức liên hợp nên phải lấy liên hợp phức là 6 – 7i => Đáp án đúng là A.
Phần hình giải tích không gian
Bẫy ở đây chính ở ở phương trình nếu không đọc kỹ đề.
Ví dụ: Nếu đề bài cho phương trình đường thẳng d dạng chính tắc là
(x – 1)/1 = (y – 2)/2 = (2 – z)/3
sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn một véc tơ chỉ phương của d là (1,2,3). Nhưng vị trí phân số cuối đã bị đổi chỗ nên ta cần phải sửa lại cho đúng phương trình dưới dạng (x–1)/1 = (y–2)/2 = (z–2)/ –3 thì một véc tơ chỉ phương của d là (1,2, –3) mới là chính xác, nếu không sẽ dẫn đến đổi sang phương trình tham số sai và các tính toán sau này sẽ sai kết quả.
Ngoài ra còn một số bẫy khác như:
Bên cạnh đó, thí sinh lưu ý:
- Đổi cận khi tính tích phân
- Đối với bài toán tìm m thì sau khi tìm được m cần đối chiếu với điều kiện
- Đối với bài tính toán phức tạp, không nên tính nhẩm mà nên dùng máy tính bấm thật cẩn thật để tránh ra kết quả sai
Những tin mới hơn:
- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là gì? Điểm sàn, điểm chuẩn là gì?
- Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2020
- PHƯƠNG PHÁP LOẠI NHANH ĐÁP ÁN SAI TRONG ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN TIẾNG ANH THPT QUỐC GIA
- Đề cương ôn tập môn Sinh học lớp 12 cần thiết cho thi THPT quốc gia 2020
- Những lỗi sai thường xuyên mắc phải khi viết phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
- Điểm nguyện vọng 2 có cao điểm hơn nguyện vọng 1? Nguyện vọng 2 có bị tăng điểm không?
- 13 mốc thời gian cần đặc biệt lưu ý trong tuyển sinh Đại học 2020
- Chính phủ thống nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 vào ngày 9-10/8
- Kỹ năng khai thác Atlat giúp ẵm điểm cao môn Địa lý THPT quốc gia
- NÓNG: Bộ GD&ĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT 2020
Những tin cũ hơn:
- Tuyển sinh Đại học 2020: Thí sinh có nên 'đặt cược' ở nhiều cửa?
- Những lỗi sai thường xuyên mắc phải khi viết phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
- Giải đáp về nguyện vọng xét tuyển Đại học 2020
- Lý do khiến học sinh chọn sai ngành, cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân
- CHÍNH THỨC: Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Quy chế tuyển sinh 2020
- Đáp án đề thi tham khảo lần 2 của Bộ GDĐT
- Bộ GĐ-ĐT công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020.
- Ba tuần căng thẳng của thí sinh thi THPT 2020
- Thi tốt nghiệp THPT 2020: Thí sinh thi trong 2 ngày, chỉ được chọn 1 bài thi tổ hợp
- Những điểm mới nhất đã "chốt" về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020