Lưu ý gì khi học online để tránh điện thoại phát nổ?
Ấn Độ là một trong những quốc gia ghi nhận số lượng đáng kể trường hợp điện thoại phát nổ gây thương tích cho trẻ em. Điểm chung của những sự việc này đều do các em vừa dùng điện thoại vừa cắm sạc. Để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra trong quá trình dạy học trực tuyến, cả cha mẹ và thầy cô cần cảnh báo, nhắc nhở học sinh tuyệt đối không sử dụng thiết bị khi đang cắm sạc pin.
Do thời gian học kéo dài, học sinh nên sạc pin đầy đủ trước khi vào buổi học, kiểm tra thiết bị xem có bị nóng hay không. Sau mỗi tiết học sẽ có khoảng 5 phút để chuyển tiết, lúc này, thay vì tiếp tục sử dụng để lướt internet, các em nên tắt máy để máy bớt nóng và tranh thủ sạc pin.
Nếu thiết bị tản nhiệt tích hợp trên điện thoại thông minh quá sức, nhiệt độ bên trong điện thoại có thể cao vượt ngưỡng chịu đựng của pin dẫn tới phát nổ.
Ngoài ra, học sinh nên để điện thoại sáng mức độ vừa, sử dụng đèn gia đình chiếu sáng, không nên ở phòng tối và để độ sáng màn hình sáng tối đa. Ánh sáng quá mức vừa ảnh hưởng tới thị lực của trẻ, vừa là nguyên nhân gây hao pin nhanh, nóng máy.
Pin thường là nguyên nhân chính gây ra cháy, nổ ở điện thoại. Việc sử dụng sạc pin tốt vừa đảm bảo tuổi thọ của pin vừa tránh nguy cơ máy phát nổ khi sạc. Do đó, hãy sử dụng sạc pin chính hãng thay vì mua sạc pin trôi nổi bên ngoài kém chất lượng.
Bên cạnh đó, các thiết bị không nên sử dụng pin kém chất lượng. Nếu điện thoại đã bị chai pin thì cần cẩn thận vì khả năng cháy nổ rất cao nếu sử dụng liên tục nhiều giờ đồng hồ. Pin một khi đã bị chai, kém chất lượng thường dễ nóng lên, sử dụng nhanh hết và thậm chí làm cho máy chậm hơn bình thường.
Ngoài ra, các em cần ạn chế để rơi rớt hay va chạm mạnh. Những va chạm mạnh không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài của máy mà khi va đập mạnh sẽ ảnh hưởng đến vị trí lắp nối linh kiện bên trong, dẫn đến cháy nổ.
Nếu máy lỡ bị rơi, phụ huynh nên kiểm tra xem máy có bị nóng lên đột ngột hay hoạt động chậm đi không. Nếu có tình trạng trên thì nên mang máy đến trung tâm bảo hành để kiểm tra, sửa chữa.
Nguồn tin: tuyển sinh số
Những tin mới hơn:
- Những ngành học lên ngôi sau đại dịch
- Những sai lầm thường thấy khi phụ huynh giúp con chọn nghề
- Cách học hiệu quả cho sinh viên năm nhất chinh phục giảng đường ĐH
- Trắc nghiệm tìm ngành nghề phù hợp cho học sinh
- Soi mức lương ra trường của 4 ngành học có điểm chuẩn cao hàng đầu cả nước
- Không biết thích gì, học ngành gì thì phải làm sao?
- Chân dung 4 nam sinh vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2021
- Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung một số ngành đào tạo trình độ ĐH mới
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói về những thí sinh trên 27 điểm vẫn trượt ĐH
- Đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói gì?
Những tin cũ hơn:
- Hàng nghìn sinh viên chậm tốt nghiệp
- Công nghệ thông tin logistics sẽ lên ngôi trong thời gian tới
- Bộ trưởng GD-ĐT: Kéo dài thời gian năm học để bù đắp kiến thức cho học sinh
- Cách học online hiệu quả cho học sinh, sinh viên
- Đề xuất đào tạo cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS
- Xu hướng các trường ĐH tuyển sinh 2022
- Ông Mai Văn Trinh thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
- Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 2022
- Một năm điểm chuẩn biến động, học sinh 2K4 chú ý gì cho kỳ thi tốt nghiệp 2022?
- Trường đại học cảnh báo tình trạng lừa đảo thí sinh đóng thêm lệ phí