Lý do khiến học sinh chọn sai ngành, cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân
Những lý do khiến bạn chọn sai ngành
Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc học sinh chọn sai ngành. Điển hình là:
- Chọn theo phong trào, nhãn mác ngành HOT, nghe tên thấy "sang" mà không hiểu rõ đó là ngành như thế nào
- Chọn do bạn bè, người yêu rủ rê
- Chọn theo nguyện vọng của bố mẹ
- Chọn ngành theo xu hướng mà không quan tâm tới điều kiện gia đình, đam mê, sở thích của bản thân
- Không tìm hiểu từ trước, đến giai đoạn nước rút thì vội vàng chọn bừa, chọn đại
- Vì quá thích 1 trường mà đăng ký bừa vào 1 ngành trong trường đó
Do chọn sai ngành, khi theo học, nhiều bạn sẽ cảm thấy chán nản, bỏ dở việc học vừa phí thời gian vừa phí công sức và tiền bạc.
Cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân
1. Hiểu bản thân
Điều quan trọng nhất khi chọn ngành đó chính là bạn phải hiểu mình muốn gì, thích gì, đam mê gì... Thực tế chứng minh rằng những người giàu có trên thế giới đều yêu thích công việc họ đang làm. Vì thế mà bạn cần xác định xem mình thực yêu thích nghề gì, tương lai muốn làm nghề gì... rồi từ đó chọn ngành đào tạo nghề đó.
2. Hiểu ngành
Tại Việt Nam, có vô vàn ngành nghề khác nhau dễ khiến bạn hoa mắt chóng mặt khi lựa chọn. Hãy xác định nghề yêu thích rồi tìm hiểu thật kỹ xem nghề đó cụ thể là gì, cơ hội nghề nghiệp ra sao, làm về lĩnh vực gì, mức lương, phẩm chất cần có, nhà tuyển dụng mong muốn gì ở nghề này... Chẳng hạn như ngành kế toán có thể làm chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính; Thanh tra kinh tế, nghiên cứu tài chính...
3. Chọn ngành nghề phù hơp với tính cách
Mỗi tính cách sẽ phù hơp với một số ngành nghề nhất định. Nếu chọn trái ngược với tính cách mình, không chắc bạn sẽ cảm thấy hứng thú và gắn bó với chúng lâu dài được. Chẳng hạn bạn là một người năng động, hoạt bát thì sẽ rất khó thích nghi với những nghề mang tính ổn định như Thông tin - Thư viện...
Gợi ý một số công việc phù hợp với một số tính cách:
- Người thích sáng tạo: Ngành nghề phù hợp như Marketing, thiết kế, biên tập viên, nhiếp ảnh gia, biên kịch, đạo diễn, PR...
- Người có đầu óc tổ chức: Ngành nghề phù hợp như Kế toán, Quản lý văn phòng, biên tập viên, hành chính, quản lý tài chính, quản lý nhà hàng - khách sạn...
- Người hướng nội: Ngành nghề phù hợp như Nhân viên content, giáo viên, bảo quản văn thư, lập trình viên, Kế toán, họa sĩ, nhạc sĩ, biên dịch viên, thiết kế đồ họa....
- Người thích chăm sóc: Ngành nghề phù hợp như Bác sĩ, Y tá, chuyên viên tư vấn, chuyên gia dinh dưỡng, tổ chức sự kiện, trợ lý, thư ký, quản lý văn phòng, nhân viên chăm sóc khách hàng...
- Người hướng ngoại: Ngành nghề phù hợp như Chuyên viên quan hệ công chúng, Sales, diễn viên, hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên tổ chức sự kiện, Phóng viên, Y tá, Tiếp viên hàng không, chuyên gia nhân sự, luật sư, phiên dịch viên...
Lưu ý khi chọn ngành
1. Chọn ngành rồi mới chọn trường
2. Nên chọn ngành cụ thể, đừng chọn ngành chung chung: Chọn ngành chung chung khiến bạn theo kiểu cái gì cũng biết một ít nhưng không sâu, chuyên môn không có thì rất nguy hiểm.
3. Phải tìm hiểu kỹ tính chất của ngành
4. Chọn trường mạnh về đào tạo ngành đó. Chẳng hạn như muốn chọn ngành kinh tế thì phải chọn trường nghe có gì đó liên quan tới kinh tế như ĐH Thương Mại, ĐH Kinh tế Quốc dân...
5. Chọn ngôi trường có môi trường đào tạo tốt, năng động
Nguồn tin: tuyển sinh số
Những tin mới hơn:
- Giải đáp về nguyện vọng xét tuyển Đại học 2020
- Những lỗi sai thường xuyên mắc phải khi viết phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
- Tuyển sinh Đại học 2020: Thí sinh có nên 'đặt cược' ở nhiều cửa?
- Lưu ý bẫy rất hay gặp trong đề thi Toán THPT quốc gia
- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là gì? Điểm sàn, điểm chuẩn là gì?
- Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2020
- PHƯƠNG PHÁP LOẠI NHANH ĐÁP ÁN SAI TRONG ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN TIẾNG ANH THPT QUỐC GIA
- Đề cương ôn tập môn Sinh học lớp 12 cần thiết cho thi THPT quốc gia 2020
- Những lỗi sai thường xuyên mắc phải khi viết phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
- Điểm nguyện vọng 2 có cao điểm hơn nguyện vọng 1? Nguyện vọng 2 có bị tăng điểm không?
Những tin cũ hơn:
- CHÍNH THỨC: Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Quy chế tuyển sinh 2020
- Đáp án đề thi tham khảo lần 2 của Bộ GDĐT
- Bộ GĐ-ĐT công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020.
- Ba tuần căng thẳng của thí sinh thi THPT 2020
- Thi tốt nghiệp THPT 2020: Thí sinh thi trong 2 ngày, chỉ được chọn 1 bài thi tổ hợp
- Những điểm mới nhất đã "chốt" về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020
- Đối tượng ưu tiên, điểm ưu tiên khu vực tuyển sinh Đại học
- Đăng ký nguyện vọng như thế nào để dễ đỗ Đại học nhất?
- Những điểm mới nhất đã "chốt" về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020
- Kiến nghị Bộ trưởng Giáo dục hạn chế việc xét tuyển vào đại học bằng học bạ