Mất gốc Tiếng Anh làm thế nào để đạt được 6 điểm khi thi?
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, Ngoại ngữ là môn thì bắt buộc, trong đó Tiếng Anh được nhiều thí sinh lựa chọn nhất. Nhiều học sinh học lệch khối và mất gốc nên không khỏi lo sợ với môn này. Dù đề thi các môn gồm nhiều kiến thức cơ bản, việc giành 6 điểm các môn học khác khá dễ dàng thì nhiều học sinh không thể đạt 6 điểm tiếng Anh. Nếu đang mất gốc và muốn đạt điểm 6 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, bạn có thể áp dụng các cách sau đây:
Trước tiên, dù là ai, đừng có ý định trông chờ vào sự may mắn, sẽ chẳng có may mắn nào thần kỳ khi làm bài thi.
Đề thi tiếng Anh được thiết kế gần 90% kiến thức cơ bản, kể cả phần viết đoạn văn tưởng khó nhưng cũng sẽ có vài gợi ý. Học sinh cần nắm chắc kiến thức và làm bài tập trong SGK, sách bài tập, tập trung những kiến thức ở mức độ dễ.
Với từ vựng, SGK lớp 12 gồm 16 chủ đề, lượng từ mới ở mỗi chủ đề khoảng 15-20 từ. Học sinh nắm được 15-20 từ này đã “hòm hòm” để đi thi. Khi học từ vựng, ngoài biết nghĩa của từ, thí sinh hãy xem kỹ cả cách phát âm và trọng âm để làm tốt 5 câu ngữ âm ở bài thi.
Những bài đọc trong SGK sẽ gần với chủ điểm mà đề thi hay ra và luôn chứa từ mới. Học sinh hãy đọc bài cẩn thận, vừa luyện kỹ năng đọc hiểu, vừa ôn luyện từ vựng. Việc này tốt cho học sinh khi xử lý bài đọc hiểu, điền từ vào đoạn văn và có thể có ích cho phần tự luận (viết lại câu và viết đoạn văn).
Muốn đạt 6 điểm, không thể bỏ qua các chuyên đề ngữ pháp lớn như Thì trong tiếng Anh, sự hòa hợp giữa S và V, câu bị động, câu so sánh, câu điều kiện, mệnh đề quan hệ, câu trực tiếp/gián tiếp. Có thể tham khảo thêm những chuyên đề như câu đảo ngữ, giới từ, to V/ Ving, mạo từ/động từ khuyết thiếu/ phrasal verb…
Học sinh hãy dành thời gian mỗi tuần để học kỹ một chuyên đề ngữ pháp lớn kể trên, kết hợp làm bài tập thực hành để củng cố, học phần nào chắc phần đó, tránh học lung tung, mơ hồ, học trước quên sau.
Hệ thống hóa, ghi chép, ghi chú cẩn thận, trình bày rõ ràng, sạch đẹp cũng sẽ kích thích cảm giác muốn học và sau này khi tra cứu, ôn tập dễ dàng và tiện lợi hơn.
Những ai vốn "sợ" tiếng Anh, nếu vội vã quyết tâm yêu môn học này lại từ đầu, dành cả mấy ngày liền để học thì chắc chắn sẽ nhanh chán. Đầu tiên, các em hãy dành cho tiếng Anh một khoảng thời gian hợp lý (20-30 phút đều đặn mỗi ngày) và tăng dần lên đến khi thấy phù hợp.
Học – hiểu – sẽ làm được bài – sẽ cảm thấy tiến bộ – sẽ cảm thấy thích học – sẽ học chăm hơn – sẽ làm bài tốt hơn – và điểm sẽ dần dần cải thiện.
Vòng tròn này sẽ tạo nên thành công lớn, tích lũy từ những thành công nhỏ. Sự tự tin sẽ dần được bồi đắp và củng cố, môn tiếng Anh sẽ không còn là cơn ác mộng kinh hoàng nữa.
Quan trọng nhất nữa là phải học đều đặn mỗi ngày.
Những tin mới hơn:
- Đang là sinh viên, thi lại ĐH năm sau có cần bảo lưu? Hồ sơ thi lại ra sao?
- Tuyển sinh đại học theo tiêu chí mới, thí sinh cần chuẩn bị gì?
- Học sinh học trực tuyến, trường ĐH xét tuyển học bạ ra sao?
- Những ngành học cực HOT cho dân khối C
- Lộ trình học 100+ câu giao tiếp cơ bản Tiếng Anh trong 7 ngày
- Những ngành nghề HOT cho dân khối D
- Tuyển sinh 2022: Thí sinh nên tận dụng tối đa các phương thức xét tuyển
- Năm 2022, hơn 10 phương thức để vào ĐH, thí sinh cần chú ý gì?
- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học chia sẻ về cách ôn thi tốt nghiệp THPT 2022
- Cách viết một bài luận hay để tăng cơ hội trúng tuyển ĐH
Những tin cũ hơn:
- Những thông tin mới nhất về tuyển sinh đại học năm 2022
- Xét tuyển đại học, không chỉ trông chờ vào thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
- 7 lời khuyên dành cho sinh viên năm nhất để không phí 4-5 năm ĐH
- Sinh viên đi làm thêm đúng ngành học giúp 'ghi điểm' trong mắt nhà tuyển dụng
- 7 sai lầm khiến học tiếng Anh mãi không giỏi
- Có phải tất cả sinh viên sư phạm đều được hỗ trợ 3,63 triệu/tháng?
- Đang là sinh viên, thi lại ĐH năm sau có cần bảo lưu? Hồ sơ thi lại ra sao?
- Chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 có thể giảm mạnh
- Đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói gì?
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói về những thí sinh trên 27 điểm vẫn trượt ĐH