Nên ưu tiên vào đại học bằng cách khác thay vì cộng điểm trực tiếp
Cứ đến mùa báo kết quả thi đại học là lại có bao nhiêu thí sinh đau khổ vì trượt một cách oan ức: Điểm rất cao nhưng không vào được trường mình đăng ký, trong khi các bạn khác thua đến vài điểm vẫn đỗ vì được cộng điểm ưu tiên. Trong khi ranh giới đỗ và trượt chỉ chênh nhau 0,1 điểm thì số điểm cộng ưu tiên tối đa hiện nay là 2,75. Nghĩa là, rất nhiều học sinh giỏi sẽ bị tước bỏ suất vào đại học để nhường chỗ cho những bạn kém mình đến 2,6 điểm, đây là khoảng cách rất lớn về học lực.
Và vì thế, mùa thi nào cũng xuất hiện những chuyện oái oăm như 30 điểm không đỗ đại học, hay thủ khoa vẫn có thể trượt như thường. Như phân tích của một giảng viên, tổ hợp xét tuyển C00 năm nay có 2 thủ khoa đạt tổng điểm 29,25. Nếu không có điểm cộng, hai em này chắc chắn trượt nếu đăng ký vào ngành Hàn Quốc của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (điểm chuẩn 30 với khối C) và ngành Xây dựng lực lượng của Học viện Chính trị Công an nhân dân (điểm chuẩn khối C là 30,34).
Có thể gọi là công bằng không khi cả người giỏi nhất vẫn phải nhường suất học cho những bạn kém hơn mình? Trong khi đó, khi đánh giá chất lượng thi cử và đào tạo, công bằng phải là yếu tố được coi trọng nhất. Sự công bằng ở đầu vào còn giúp đảm bảo chất lượng đầu ra.
Tôi hiểu là khi quy định điểm ưu tiên, các nhà chính sách muốn hướng đến một thứ công bằng khác, đó là cơ hội học tập, đào tạo của những thí sinh ở vùng sâu vùng xa hoặc đã có cống hiến cho đất nước. Tuy nhiên, có thể ưu tiên cho họ bằng cách khác, thay vì bằng điểm số. Hãy để họ vào những trường, những ngành phù hợp với học lực của mình, và hỗ trợ về học bổng, học phí cũng như các chế độ chính sách khác. Chẳng hạn, thí sinh sống ở miền núi phía Bắc có thể học ngành Y ở Thái Nguyên và nhận các ưu tiên, hỗ trợ ở đây thì thay vì cộng vài điểm để vào Đại học Y Hà Nội. Điều này không chỉ đảm bảo công bằng mà còn tránh sự lãng phí khi thí sinh miền núi phải đi xa, chịu tốn kém, khó khăn để học ở Hà Nội, trong khi thí sinh Hà Nội trượt oan hoặc đến tỉnh khác thuê nhà.
Và một điều quan trọng nữa là khi vào đại học với điểm số thật của mình, thành tích của các em ở trường đại học cũng đỡ ảo hơn, bằng cấp nhờ đó cũng có giá trị hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Những tin mới hơn:
- Các đối tượng được miễn, giảm học phí từ năm 2021
- Bộ GD&ĐT xây dựng và triển khai phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn từ năm 2022-2025
- Những chính sách mới nào về giáo dục có hiệu lực trong tháng 10/2021?
- Quy định bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT
- Trường đại học cảnh báo tình trạng lừa đảo thí sinh đóng thêm lệ phí
- Một năm điểm chuẩn biến động, học sinh 2K4 chú ý gì cho kỳ thi tốt nghiệp 2022?
- Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 2022
- Ông Mai Văn Trinh thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
- Xu hướng các trường ĐH tuyển sinh 2022
- Đề xuất đào tạo cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS
Những tin cũ hơn:
- Điểm ưu tiên khiến những thí sinh năng lực giỏi mà không được cộng điểm bất lợi
- Các tân sinh viên sẵn sàng cho việc nhập học online
- 61 thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên trượt đại học trong kỳ thi THPT năm nay
- Nhìn lại điểm chuẩn 2021: Lạm phát điểm chuẩn, tăng kỷ lục, nhiều ngành tăng 8-9 điểm
- Nhiều trường ĐH công bố điểm chuẩn trong chiều và tối ngày 15/9
- Đỗ nguyện vọng 1 và 2 nhưng muốn học ở trường NV2 được không? Có được chọn trường để học?
- Kết thúc điều chỉnh nguyện vọng: Dự đoán điểm chuẩn ĐH sẽ ra sao?
- Sau khi điều chỉnh xong nguyện vọng, thí sinh cần làm gì?
- Thời gian công bố điểm chuẩn Đại học 2021
- Bộ GD&ĐT giải đáp thắc mắc của thí sinh khi điều chỉnh nguyện vọng 2021