Ngành Kỹ thuật điện là gì? Ra trường làm gì?
Bài viết dưới đây sẽ giúp cho những bạn đang mong muốn theo đuổi Ngành kỹ thuật điện giải đáp được câu hỏi: “Ngành Kỹ thuật điện là gì? Ra trường làm gì?” để định hướng tương lai cho chính mình.
Ngành Kỹ thuật điện là gì
Kỹ thuật điện là ngành học nghiên cứu và áp dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu, viễn thông.
Có thể thấy, tất cả các thiết bị hệ thống từ đơn giản đến phức tạp trong mọi ngành nghề, lĩnh vực đều có sự hiện diện không thể thiếu của ngành Kỹ thuật điện. Học ngành này, sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Điện, Điện tử và các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Do đó, sinh viên sẽ có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị Điện, Điện tử, khí cụ điện, hệ thống truyền động điện; hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống điện gió, điện mặt trời;… và có thể tiếp cận với các thành tựu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực điện, điện tử,…
Ngoài ra, sinh viên ngành này còn được trang bị những kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực điện, điện tử như: Phân tích, đánh giá, đưa ra các giải pháp khắc phục các vấn đề điện, điện tử, điện ô tô; Sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành để mô phỏng, tính toán các vấn đề thực tế trong các công trình công nghiệp và dân dụng; Vận hành, lắp đặt, thi công các công trình điện, điện tử, điện tự động tại các nhà máy, xí nghiệp, công nghiệp và dân dụng; Chuyển giao công nghệ, quản lý, sửa chữa, bảo trì hệ thống điện, điện tử, điện ô tô.
Học ngành Kỹ thuật điện ra trường làm gì?
Trong nhiều năm qua, nhu cầu nguồn nhân lực về lĩnh vực Kỹ thuật điện là rất lớn và phong phú. Hơn thế nữa, Việt Nam đã và đang hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới. Các công ty, tập đoàn lớn có xu hướng chuyển dịch kinh tế, đầu tư phát triển mạnh vào nước ta như: Intel, Samsung, LG,.... Theo dự báo, trong vài năm tới Việt Nam sẽ là một trong những trung tâm chế tạo sản phẩm điện tử lớn trong các nước ASEAN.
Do đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện có thể đảm nhận các vị trí như: chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tai các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu dân cư, các tòa nhà, cao ốc văn phòng…; nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao; làm việc cho Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng cục điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc; hoặc có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và có thể tham gia giảng dạy tai các trường đại học, cao đẳng,...
Học Kỹ thuật điện tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, ngoài những kiến thức thực tiễn bắt buộc, Nhà trường còn trang bị và tạo điều kiện cho các bạn sinh viên được thực hành tại các trung tâm thí nghiệm; thường xuyên tổ chức đi tham quan và thực tập tại các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, các công ty nhiệt điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh...
Xã hội phát triển, việc hiện đại hoá sản xuất để nâng cao năng suất lao động là nhu cầu rất cần thiết. Một khi đã hiểu rõ “ngành Kỹ thuật điện là gì? Ra trường làm gì?”, thì việc khám phá cơ hội nghề nghiệp của ngành học này sẽ giúp bạn tự tin hơn với sự chọn lựa của mình.
Từ những thông tin vừa cung cấp, tin chắc rằng các bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi “Ngành Kỹ thuật điện là gì? Ra trường làm gì?”. Đây sẽ là một tiền đề quan trọng để các bạn có những tìm hiểu sâu hơn về ngành Kỹ thuật Điện (Kỹ thuật Điện – Điện tử), chẳng hạn như ngành Kỹ thuật điện xét tuyển những tổ hợp môn nào, nên học ngành Kỹ thuật Điệnở trường nào,… để có những lựa chọn đúng đắn, phù hợp cho tương lai của mình.
Những tin mới hơn:
- Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá là gì? Ra trường làm gì?
- Phải xác định hướng đi, nghề nghiệp trước lớp 12
- "Giải phẫu" bí kíp ôn thi đại học nước rút của các thủ khoa
- KINH NGHIỆM HỌC KHỐI A1 MỤC TIÊU ĐỖ TRƯỜNG TOP CHO 2K2
- Năm 2020 vẫn lấy điểm thi THPT quốc gia để tuyển sinh đại học
- Thi trắc nghiệm Toán: Lo thầy cô dạy mẹo, học sinh mất tư duy logic
- Sau 2020, học sinh không bắt buộc phải thi để công nhận tốt nghiệp THPT
- Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2019
- [Mới nhất] - Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển Đại học 2020
- Tài chính – Ngân hàng: Ngành học luôn " khát'' nhân lực
Những tin cũ hơn:
- 5 mấu chốt trong định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
- Top 10 Nghề “HOT” Trong Tương Lai Ở Việt Nam – Xu Hướng Trong 5 Năm Tới
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất phương án thi, tuyển sinh sau năm 2020
- Câu chuyện chọn ngành: Cần cân nhắc thật kỹ và lắng nghe bản thân nhiều hơn
- Bạn không muốn trượt đại học, hãy nhớ kỹ những điểm sau
- 5 Phương thức xét tuyển Đại học, CĐ năm 2020
- Thi THPT quốc gia 2020 được giữ ổn định như các năm trước.
- Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm có trình độ đại học trở lên giảm mạnh
- Có nên thay đổi để giảm nhẹ kỳ thi THPT quốc gia?
- Teen 2k2 cần gấp rút hoàn thành kiến thức lớp 12