Ngành ngôn ngữ nào ngày càng thu hút người học?
Theo thống kê từ năm 2021, ngành Hàn Quốc học và ngôn ngữ Hàn Quốc có mức điểm chuẩn cao thuộc hàng kỷ lục. Chẳng hạn như tại Trường ĐH Khoa học XH&NV Hà Nội, điểm chuẩn ngành Hàn Quốc học là 30 điểm ở tổ hợp khối C, cao nhất trong tất cả các ngành của trường. Ngành ngôn ngữ Hàn Quốc của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2021 có mức điểm chuẩn 25,8, cũng cao hơn nhiều các ngành ngôn ngữ khác. Tại ĐH Mở TP.HCM, điểm chuẩn 2021 cho ngành Ngôn ngữ Hàn, ngôn ngữ Nhật cũng nằm trong top điểm chuẩn cao nhất.
Tiến sĩ Trần Nguyễn Nguyên Hân, Chủ nhiệm khoa Tiếng Hàn Quốc, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhận định: “Trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tuyển dụng nhân lực về ngôn ngữ Hàn, Hàn Quốc học rất cao nên để đáp ứng, hầu như trường ĐH nào cũng mở thêm 2 ngành này. Bên cạnh đó là ngôn ngữ Nhật và tiếng Nhật cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các trường ĐH lẫn CĐ. Trong tương lai gần, nhân lực các ngành này dự đoán cung vẫn chưa thể đáp ứng cầu”.
Vị tiến sĩ này cũng cho rằng do mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc phát triển, Hàn Quốc lại đang có hơn 9.000 doanh nghiệp trải khắp 3 miền ở nước ta dẫn tới ngành học liên quan đến quốc gia này ngày càng “nóng”.
Chính vì thế, số lượng hồ sơ của thí sinh xét tuyển những ngành này vào trường và điểm trúng tuyển cũng tăng qua các năm. Tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, năm 2020 điểm chuẩn ngành này là 25,2, năm 2021 tăng lên 26 - 26,45 điểm tùy từng tổ hợp môn.
Tại các khu công nghiệp phía Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư như Amata Đồng Nai, VSIP2 Bình Dương, Phú Mỹ… ngày càng nhiều, do đó nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Các thương hiệu bán lẻ thời trang, dược phẩm, đồ gia dụng, mỹ phẩm… có vốn đầu tư từ Nhật tại Việt Nam trong mấy năm gần đây cũng tạo ra nhiều việc làm cho sinh viên tốt nghiệp các ngành ngôn ngữ Nhật và Nhật Bản học.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật, ngôn ngữ Hàn có thể trở thành phiên dịch viên, nhân viên xuất nhập khẩu trong các công ty, doanh nghiệp, làm đối ngoại, hướng dẫn viên du lịch, trợ lý, thư ký giám đốc, giảng viên...
Nguồn tin: tuyển sinh số
Những tin mới hơn:
- Những điểm mới nào trong tuyển sinh đại học 2022
- Kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT 2022 môn Anh giai đoạn nước rút
- Tuyển sinh 2022: Dự kiến thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển một lần duy nhất
- Kinh nghiệm ôn thi Văn tốt nghiệp THPT giai đoạn nước rút
- Các tổ hợp xét tuyển ĐH 2022 thí sinh cần biết
- Lọc ảo 2022 hoạt động ra sao để thí sinh chỉ đỗ 1 nguyện vọng ở một phương thức?
- Những ngành học cực HOT cho dân khối A
- Điều chỉnh trong tuyển sinh đại học: Lo mất quyền lợi thí sinh
- Các mốc thời gian dự kiến trong tuyển sinh đại học năm 2022
- Những điều cần lưu ý khi thi trắc nghiệm
Những tin cũ hơn:
- Các loại điểm cộng khi xét tốt nghiệp và ĐH 2022
- Bộ GD&ĐT không ban hành quy chế thi THPT mới, chưa chốt thời gian thi cụ thể
- Thi tốt nghiệp THPT 2022 dự kiến vào cuối tháng 6, đăng ký xét tuyển trực tuyến
- Tư vấn nghề nghiệp: 6 nhóm ngành ngày càng HOT trong thời đại công nghệ số
- Lưu ý gì khi chuẩn bị chọn nguyện vọng, chọn phương thức xét tuyển 2022?
- Cách tránh 'loạn' trước hàng chục phương thức tuyển sinh đại học
- Sổ tay kiến thức làm bài thi tốt nghiệp THPT 2022 môn Ngữ văn
- Giải thích về việc các nguyện vọng được xét bình đẳng với nhau
- Thiên tài sử học chia sẻ cách ghi nhớ lâu môn Lịch sử
- Phải chuẩn bị gì nếu muốn học Công nghệ thông tin?