Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là gì? Điểm sàn, điểm chuẩn là gì?
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là gì?
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hay còn gọi là điểm sản, là mức điểm xét tuyển tối thiểu Bộ GD&ĐT hoặc trường đề ra sau khi có điểm thi để nhận đơn xét tuyển của thí sinh thi. Từ đó, các trường không được xét tuyển thí sinh có điểm thi thấp hơn mức điểm sàn này.
Các năm trước đó, Bộ GD&ĐT đều quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho các trường. Tuy nhiên, từ năm 2018 và 2019, Bộ GD&ĐT đã bỏ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) đối với các ngành không đào tạo giáo viên và sức khỏe. Các trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, công bố trên trang thông tin điện tử của trường và cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.
Như vậy thì, năm 2020, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với hai khối ngành là giáo viên ở các trình độ ĐH, CĐ, trung cấp và nhóm ngành sức khỏe (các ngành y khoa, y học cổ truyền, răng - hàm - mặt, dược học, điều dưỡng, y học dự phòng, hộ sinh, dinh dưỡng, kỹ thuật phục hình răng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hồi chức năng đào tạo trình độ Đại học). Còn các ngành khác thì trường tự xác định điểm sàn xét tuyển.
Ví dụ:
- ĐH Thương Mại dự kiến điểm sàn xét tuyển (ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào) năm 2020 là 18 điểm. Vì thế, thí sinh đạt điểm thi từ 18 điểm trở lên mới được đăng ký nguyện vọng vào trường này và sẽ không có ngành nào điểm chuẩn thấp hơn 18 điểm.
- ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến điểm sàn 2020 là 18 điểm. Vì thế, thí sinh đạt điểm thi từ 18 điểm trở lên mới được đăng ký nguyện vọng vào trường này và sẽ không có ngành nào điểm chuẩn thấp hơn 18 điểm.
Điểm trúng tuyển là gì?
Điểm trúng tuyển hay còn gọi là điểm chuẩn, là mức điểm trúng tuyển vào từng ngành do trường quyết định. Mỗi ngành ở mỗi trường đều có một mức điểm chuẩn khác nhau. Thí sinh có điếm thi lớn hoặc bằng điểm chuẩn sẽ trúng tuyển vào ngành đó.
Điểm sàn và điểm chuẩn là hoàn toàn khác nhau, các bạn không nên nhầm lẫn. Điểm sàn thường sẽ thấp hơn so với điểm trúng tuyển.
Ví dụ điểm sàn và điểm chuẩn của ĐH Thương Mại năm 2019:
Điểm sàn | Ngành /chương trình đào tạo | Điểm chuẩn |
17 điểm | Quản trị kinh doanh (Quản trị kinh doanh) |
23 điểm |
Quản trị khách sạn (Quản trị khách sạn) |
23.2 điểm | |
Marketing (Marketing thương mại) | 24 điểm |
Những tin mới hơn:
- Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2020
- PHƯƠNG PHÁP LOẠI NHANH ĐÁP ÁN SAI TRONG ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN TIẾNG ANH THPT QUỐC GIA
- Đề cương ôn tập môn Sinh học lớp 12 cần thiết cho thi THPT quốc gia 2020
- Những lỗi sai thường xuyên mắc phải khi viết phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
- Điểm nguyện vọng 2 có cao điểm hơn nguyện vọng 1? Nguyện vọng 2 có bị tăng điểm không?
- 13 mốc thời gian cần đặc biệt lưu ý trong tuyển sinh Đại học 2020
- Chính phủ thống nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 vào ngày 9-10/8
- Kỹ năng khai thác Atlat giúp ẵm điểm cao môn Địa lý THPT quốc gia
- NÓNG: Bộ GD&ĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT 2020
- Cách tính điểm ưu tiên khu vực khi hộ khẩu và nơi học khác nhau
Những tin cũ hơn:
- Lưu ý bẫy rất hay gặp trong đề thi Toán THPT quốc gia
- Tuyển sinh Đại học 2020: Thí sinh có nên 'đặt cược' ở nhiều cửa?
- Những lỗi sai thường xuyên mắc phải khi viết phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
- Giải đáp về nguyện vọng xét tuyển Đại học 2020
- Lý do khiến học sinh chọn sai ngành, cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân
- CHÍNH THỨC: Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Quy chế tuyển sinh 2020
- Đáp án đề thi tham khảo lần 2 của Bộ GDĐT
- Bộ GĐ-ĐT công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020.
- Ba tuần căng thẳng của thí sinh thi THPT 2020
- Thi tốt nghiệp THPT 2020: Thí sinh thi trong 2 ngày, chỉ được chọn 1 bài thi tổ hợp