Nhìn lại điểm chuẩn 2021: Lạm phát điểm chuẩn, tăng kỷ lục, nhiều ngành tăng 8-9 điểm
Ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, với đề thi được đánh giá "dễ thở", đặc biệt với môn Tiếng Anh, điểm chuẩn ĐH theo phương thức này đã được nhiều chuyên gia dự báo sẽ tăng. Tuy nhiên, việc tăng phi mã khiến nhiều thí sinh và phụ huynh không khỏi ngỡ ngàng. Thực tế, điểm trúng tuyển đợt 1 của các trường như ĐH Hà Nội, Học viện Chính sách & Phát triển, ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội đã vượt ngoài dự đoán của nhiều người. Nhiều ngành ở các trường này có điểm trúng tuyển tăng đột biến lên 9 điểm so với năm 2020.
Ngành Hàn quốc học (khối C00) của Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn tiếp tục lấy điểm chuẩn 30/30 vào năm nay. GS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng trường này từng lý giải, chỉ tiêu vào ngành học này vốn không cao nhưng nhà trường đã xét tuyển thẳng hơn một nửa số chỉ tiêu.
Cũng ở trường này, có những ngành mà điểm chuẩn khối C00 cũng ở mức gần tuyệt đối như Đông phương học (29,8 điểm), Quan hệ công chúng (29,3 điểm).
Với các trường đào tạo kinh tế, điểm chuẩn vào Trường ĐH Ngoại thương năm 2021 ở trụ sở Hà Nội và TP.HCM đều ở mức trên 28 điểm. Trong đó, cao nhất là điểm chuẩn ngành Kinh tế, Quản trị Kinh doanh (tổ hợp khối A00, trụ sở TP.HCM) với 28,55 điểm.
Học viện Cảnh sát Nhân dân cũng nâng điểm trúng tuyển đối với thí sinh nam xét tuyển ngành Nghiệp vụ cảnh sát theo tổ hợp D01 lên mức cao so với năm ngoái.
Năm 2020, điểm chuẩn theo tổ hợp này đối với thí sinh nam là 19,61 điểm. Năm nay, điểm trúng tuyển có sự phân chia theo địa bàn. Trong đó, địa bàn một là 26,54 điểm, địa bàn hai là 26,39 điểm, địa bàn ba là 26,43 điểm, tức tăng 6,78-6,93 điểm.
Tương tự, tại ĐH Sư phạm Hà Nội, điểm chuẩn khối D01 của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tăng gần 8 điểm, từ 16,7 (năm 2020) lên 23,95 điểm (năm 2021).
ĐH Hà Nội có ngành Quản trị du lịch dịch vụ và Lữ hành chất lượng cao tăng tới 9,6 điểm so với năm trước. Kế đến là ngành Nghiên cứu phát triển tăng 9,47 điểm. Theo TS. Nguyễn Thị Cúc Phương, điểm hai ngành này tăng mạnh có thể do đây là hai ngành mới mở từ năm 2020 của trường nên thí sinh chưa được thí sinh biết nhiều để đăng ký.
ĐH Hồng Đức - một trường tại tỉnh Thanh Hóa có ngành Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao với điểm chuẩn lên tới 30,5 điểm. Ngành Sư phạm Lịch sử chất lượng cao của ĐH Hồng Đức cũng lấy điểm chuẩn rất cao, lên đến 29,75, tức trung bình 9,92 điểm/môn.
Việc thí sinh phải có tổng điểm xét tuyển từ 30 trở lên mới trúng tuyển vào một số ngành khiến nhiều người choáng váng và lo ngại. Không ít bình luận cho rằng "Điểm chuẩn ĐH ngày càng lạm phát", "Thi ĐH như trò đùa", "3 điểm 10 không có điểm cộng vẫn trượt ĐH là có thật…”, “30 điểm vẫn trượt như thường”... xuất hiện trên mạng xã hội.
Trên thực tế, với ngành lấy điểm trúng tuyển trên 30 trở lên, thí sinh chắc chắn phải được cộng điểm ưu tiên, khuyến khích mới có thể trúng tuyển. Điểm chuẩn tăng cao dẫn đến thí sinh khó dự đoán để sắp xếp, đặt nguyện vọng cho phù hợp.
Điểm Tiếng Anh cao không chỉ kéo theo sự bùng nổ điểm chuẩn mà còn gây thiệt thòi cho những thí sinh xét tuyển bằng khối A00 so với thí sinh xét tuyển khối A01, D01, D07 khi đăng ký vào cùng một ngành của một trường. Không ít người mong muốn rằng, nếu năm sau, điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn được sử dụng để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, Bộ GD&ĐT hãy tính toán lại độ phân hóa đề thi để đảm bảo được cả hai nhiệm vụ.
Những tin mới hơn:
- 61 thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên trượt đại học trong kỳ thi THPT năm nay
- Các tân sinh viên sẵn sàng cho việc nhập học online
- Điểm ưu tiên khiến những thí sinh năng lực giỏi mà không được cộng điểm bất lợi
- Nên ưu tiên vào đại học bằng cách khác thay vì cộng điểm trực tiếp
- Các đối tượng được miễn, giảm học phí từ năm 2021
- Bộ GD&ĐT xây dựng và triển khai phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn từ năm 2022-2025
- Những chính sách mới nào về giáo dục có hiệu lực trong tháng 10/2021?
- Quy định bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT
- Trường đại học cảnh báo tình trạng lừa đảo thí sinh đóng thêm lệ phí
- Một năm điểm chuẩn biến động, học sinh 2K4 chú ý gì cho kỳ thi tốt nghiệp 2022?
Những tin cũ hơn:
- Nhiều trường ĐH công bố điểm chuẩn trong chiều và tối ngày 15/9
- Đỗ nguyện vọng 1 và 2 nhưng muốn học ở trường NV2 được không? Có được chọn trường để học?
- Kết thúc điều chỉnh nguyện vọng: Dự đoán điểm chuẩn ĐH sẽ ra sao?
- Sau khi điều chỉnh xong nguyện vọng, thí sinh cần làm gì?
- Thời gian công bố điểm chuẩn Đại học 2021
- Bộ GD&ĐT giải đáp thắc mắc của thí sinh khi điều chỉnh nguyện vọng 2021
- Kinh nghiệm sắp xếp nguyện vọng thông minh, tăng khả năng đỗ Đại học
- Gần 80.000 thí sinh thực tập điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển 2021
- 12 lưu ý đặc biệt từ Bộ GD&ĐT với các thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 2021
- Thí sinh có 2 ngày để thử điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH-CĐ 2021