Những chính sách mới nào về giáo dục có hiệu lực trong tháng 10/2021?
Cho phép đào tạo thạc sĩ hệ vừa học vừa làm
Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2021.
Theo Điều 12 Quy chế ban hành kèm Thông tư 23, để được xét tốt nghiệp thạc sĩ, học viên phải chứng minh chuẩn đầu ra ngoại ngữ bằng một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Trong khi đó, theo Quy chế trước đây chuẩn đầu ra ngoại ngữ tối thiểu chỉ từ Bậc 3/6 trở lên.
Trước đây, Bộ GD&ĐT chỉ cho phép các cơ sở đào tạo tuyển sinh thạc sĩ theo hình thức trực tiếp thì nay theo Quy chế mới, các trường có thể tuyển sinh thạc sĩ bằng hình thức trực tuyến nếu bảo đảm chất lượng và có kết quả đánh giá tin cậy, công bằng như tuyển sinh trực tiếp.
Đặc biệt, về hình thức đào tạo, Điều 3 Quy chế ban hành kèm Thông tư 23 bổ sung thêm hình thức vừa làm vừa học cho chương trình định hướng ứng dụng thay vì chỉ quy định hình thức đào tạo chính quy như trước đây.
Thời gian học tập chuẩn toàn khóa đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học sẽ dài hơn ít nhất 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo.
Đồng thời, điều 4 Quy chế ban hành kèm Thông tư 23 quy định, sinh viên đang học chương trình đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) có học lực khá trở lên và các điều kiện khác do cơ sở đào tạo quy định có thể được đăng ký học trước một số học phần của chương trình thạc sĩ tại cùng cơ sở đào tạo. Số tín chỉ được công nhận không vượt quá 15 tín chỉ.
Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức tuyển sinh trình độ thạc sĩ một hoặc nhiều lần trong năm chứ không còn giới hạn tối đa 2 lần mỗi năm như quy định cũ.
Chính sách về học phí của học sinh, sinh viên
Từ ngày 15/10/2021, Nghị định 81/2021/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí và chính sách miễn, giảm học phí dành cho học sinh, sinh viên sẽ chính thức có hiệu lực.
Trong đó, Nghị định này có một số chính sách đáng chú ý. Nghị định 81 đã lên lộ trình tăng học phí từ năm học 2022 - 2023 trở đi với cả giáo dục mầm non, phổ thông và đại học.
Đối với trẻ mầm non và học sinh phổ thông: Trong năm học 2022 - 2023, các địa phương sẽ thu học phí mức sàn - mức trần do Bộ GD&ĐT quy định.
Từ năm học 2023 - 2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp nhưng không quá 7,5%/năm.
Đối với giáo dục đại học: Từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026, các cơ sở đào tạo sẽ quyết định học phí theo mức trần mà Bộ GD&ĐT quy định.
Trong đó, học phí đại học cao có thể lên đến 8,75 triệu đồng/tháng với khối ngành y dược vào năm học 2025 - 2026.
Những tin mới hơn:
- Quy định bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT
- Trường đại học cảnh báo tình trạng lừa đảo thí sinh đóng thêm lệ phí
- Một năm điểm chuẩn biến động, học sinh 2K4 chú ý gì cho kỳ thi tốt nghiệp 2022?
- Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 2022
- Ông Mai Văn Trinh thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
- Xu hướng các trường ĐH tuyển sinh 2022
- Đề xuất đào tạo cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS
- Cách học online hiệu quả cho học sinh, sinh viên
- Bộ trưởng GD-ĐT: Kéo dài thời gian năm học để bù đắp kiến thức cho học sinh
- Công nghệ thông tin logistics sẽ lên ngôi trong thời gian tới
Những tin cũ hơn:
- Bộ GD&ĐT xây dựng và triển khai phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn từ năm 2022-2025
- Các đối tượng được miễn, giảm học phí từ năm 2021
- Nên ưu tiên vào đại học bằng cách khác thay vì cộng điểm trực tiếp
- Điểm ưu tiên khiến những thí sinh năng lực giỏi mà không được cộng điểm bất lợi
- Các tân sinh viên sẵn sàng cho việc nhập học online
- 61 thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên trượt đại học trong kỳ thi THPT năm nay
- Nhìn lại điểm chuẩn 2021: Lạm phát điểm chuẩn, tăng kỷ lục, nhiều ngành tăng 8-9 điểm
- Nhiều trường ĐH công bố điểm chuẩn trong chiều và tối ngày 15/9
- Đỗ nguyện vọng 1 và 2 nhưng muốn học ở trường NV2 được không? Có được chọn trường để học?
- Kết thúc điều chỉnh nguyện vọng: Dự đoán điểm chuẩn ĐH sẽ ra sao?