Những sai lầm khi ôn thi Đại học mà 2k5 dễ mắc phải
Ôn thi khi quá muộn
Một trong những sai lầm khi ôn thi ĐH chính là việc ôn thi khi quá muộn. Nhiều học sinh có tâm lý: thời gian còn nhiều, cứ từ từ mà ôn. Và cuối cùng là hệ quả, nước đến chân nhảy không kịp, lượng kiến thức học cần nhiều, các bạn dễ bị quá tải và dẫn tới việc ôn thi không hiệu quả. hay vì đợi đến đêm trước ngày thi mới học, bạn hãy chia nhỏ kiến thức để dễ xử lý hơn. Ví dụ, hãy dành ít nhất 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày để đọc tài liệu và luyện giải đề. Bằng cách này, bạn vừa học hiệu quả, vừa có thời gian nghỉ ngơi.
Không có kế hoạch cụ thể
Bất kể công việc gì cũng cần có kế hoạch cụ thể, cả việc học tập cũng vậy. Trước khi ôn, bạn cần dành thời gian lập kế hoạch cụ thể, vạch ra những nội dung cần học trong buổi, trong tuần. Khi biết bản thân đang hướng đến mục tiêu gì, việc học sẽ diễn ra suôn sẻ hơn
Học cùng người dễ mất tập trung
Một trong những sai lầm lớn nhất khi học nhóm là chọn sai người. Việc học theo nhóm khá tốt tuy nhiên nếu chọn sai người thì nó sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường. Học cùng người không tập trung, bạn cũng dễ dàng bị sa vào các cuộc nói chuyện phiếm và chểnh mảng với mục tiêu chính là học và học. Một nhóm học tập chỉ nên giới hạn khoảng 4 người, không nên quá đông. Khi học, cả nhóm cần đặt ra quy định và mục tiêu rõ ràng để quá trình diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.
Quá phụ thuộc vào giáo viên
Bạn nên xác định học cho chính bản thân mình và không nên phó mặc cho người khác. Không nên chỉ trông chờ vào giáo viên mà phải tự thân nỗ lực, tìm tòi. Bài nào không hiểu hỏi thẳng giáo viên hoặc bạn bè xung quanh. Bạn cần nhớ rằng, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng, kết quả tốt hay xấu đều nằm trong tay bạn. Ngoài việc học kiến thức trong đề cương, học sinh cần mở rộng các vấn đề liên quan và tập giải đề thường xuyên
Học vẹt, không hiểu bài
Một trong những sai lầm khi ôn thi đại học nữa chính là học vẹt, không hiểu cốt lõi vấn đề. Việc học vẹt còn khiến bạn khó nhớ, dễ quên, học nay quên mai, không giúp ích nhiều cho kỳ thi. Nếu chỉ ghi nhớ các định nghĩa mà không hiểu rõ bản chất, học sinh sẽ không thể áp dụng vào bài tập thực tế.
Học tủ, học lệch
Đây là một tình trạng dễ gặp thấy trong quá trình ôn thi đại học của các thí sinh. Đứng trước một lượng kiến thức đồ sộ để thi, nhiều thí sinh sẽ thấy nản và bắt đầu "chọn lọc" ra những bài có thể ra đề nhất. Chẳng có một căn cứ chính xác nào, tuy nhiên các bạn vẫn có niềm tin mãnh liệt vào "tủ" mà mình chọn. Từ đó sẽ dẫn đến bi kịch tái diễn qua hằng năm: Học một đường - Thi một nẻo.
Để giải quyết cho lỗi sai này thì không gì khác ngoài ôn tập thật đủ kiến thức, không học tủ, không bỏ sót. Các sĩ tử nên rõ ràng quan điểm riêng của bản thân từ đầu rằng: Đề thi đại học có thể rơi vào bất kỳ bài nào thuộc phạm vi những bài đã được học ở lớp 12, để có thể học bài và ôn bài nghiêm túc ngay từ khi bắt đầu thời gian ôn thi tại trường cho kết quả thi toàn diện nhất.
Những tin mới hơn:
- Tại sao nên học đại học?
- Thí sinh lưu ý gì khi chọn sách ôn thi Đại học 2023?
- Những sự kiện giáo dục nổi bật năm 2022
- Làm thế nào để học 2 ngoại ngữ cùng lúc?
- Lộ trình ôn thi Tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2023
- Dấu hiệu nhận biết, công thức các thì trong tiếng Anh
- 3 ngành nghề luôn HOT, khát nhân lực và có mức thưởng Tết cao chót vót
- Công thức tính điểm ưu tiên theo quy định mới từ tuyển sinh 2023
- Cuộc chiến đăng ký tín chỉ của sinh viên
- Làm thế nào để lấy lại tinh thần học tập sau kỳ nghỉ Tết?
Những tin cũ hơn:
- 6 nỗi ám ảnh mà sinh viên trường nào cũng phải trải qua
- 9 sự thật về ngành Thương mại điện tử cho 2k5 tham khảo chọn ngành
- Bốn nấc thang đến 9.0 IELTS Listening
- Thủ tục xin cấp bản sao bằng tốt nghiệp THPT
- Các bước cần thiết để cải thiện kỹ năng thuyết trình cho học sinh, sinh viên
- Thi lại Đại học cần thi mấy môn? Thủ tục ra sao?
- Các phím tắt giúp bạn sử dụng Word, Excel, Power Point thành thạo
- Ngành Cơ khí ô tô
- Thống kê những ngành có tỷ lệ thí sinh nhập học cao nhất và thấp nhất 2022
- Thông tin mới đáng chú ý về tuyển sinh 2023